Kế hoạch 4023/KH-UBND năm 2020 về triển khai hoạt động áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025

Số hiệu 4023/KH-UBND
Ngày ban hành 10/04/2020
Ngày có hiệu lực 10/04/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Nguyễn Hòa Hiệp
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4023/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 10 tháng 04 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2025

Căn cứ Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc;

Căn cứ Quyết định số 2979/QĐ-BKHCN ngày 14/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Kế hoạch của Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai Đề án “Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc”;

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ban hành kế hoạch triển khai hoạt động áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (TXNG) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Nhằm giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hiểu rõ hơn vai trò, ý nghĩa của hoạt động truy xuất nguồn gốc trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh thông qua việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, hỗ trợ việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc; từ đó giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thêm công cụ trong việc kiểm soát chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sản xuất, kinh doanh, góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

b) Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chủ động ứng dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thông qua các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp.

c) Đảm bảo công khai, minh bạch các thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường thông qua hoạt động kết nối thông tin truy xuất nguồn gốc từ các hệ thống truy xuất nguồn gốc của các ngành, lĩnh vực; đồng thời từng bước kết nối Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

d) Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm, hàng hóa theo yêu cầu quản lý nhà nước của từng bộ, ngành có liên quan;

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2022:

- Thống kê hiện trạng, số lượng các hệ thống truy xuất nguồn gốc, mô hình truy xuất nguồn gốc đang được các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân áp dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Khảo sát, tổng hợp nhu cầu áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân theo từng lĩnh vực.

- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo kiến thức về hoạt động xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn của sản phẩm, hàng hóa; các mô hình truy xuất nguồn gốc cho khoảng 250 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

- Triển khai, hỗ trợ áp dụng thí điểm hệ thống truy xuất nguồn gốc cho từ 5- 10 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh nhằm giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa do mình sản xuất, hình thành để làm cơ sở thiết kế xây dựng, vận hành hệ thống phần mềm quản lý truy xuất nguồn gốc, quản lý dữ liệu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để công bố đến người tiêu dùng.

- Đảm bảo 50% các hệ thống truy xuất nguồn gốc đã được xác định đang áp dụng trên địa bàn tỉnh có thể kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

b) Đến năm 2025:

- Tiếp tục tổ chức phổ biến, tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo kiến thức về hoạt động xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn của sản phẩm, hàng hóa; các văn bản pháp luật có liên quan về mô hình truy xuất nguồn gốc cho khoảng 250 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

- Triển khai, hỗ trợ áp dụng thí điểm hệ thống truy xuất nguồn gốc cho từ 10 - 20 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh nhằm giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa do mình sản xuất, hình thành.

- Hoàn thiện, cải tiến, duy trì hoạt động phần mềm quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc để cập nhật thông tin, quản lý dữ liệu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để công bố đến người tiêu dùng.

- Đảm bảo 100% các hệ thống truy xuất nguồn gốc đã được xác định đang áp dụng trên địa bàn tỉnh có thể kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, nâng cao nhận thức về áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc

a) Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn triển khai cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn sản phẩm, hàng hóa, các quy định đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, các quy định về hoạt động truy xuất nguồn gốc.

b) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền về hoạt động truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh thông qua chuyên mục về các hệ thống truy xuất nguồn gốc có hiệu quả trên đài phát thanh truyền hình, các hội thảo, hội nghị về truy xuất nguồn gốc.

c) Biên soạn tài liệu và ban hành sổ tay hướng dẫn thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa theo từng nhóm ngành, lĩnh vực;

[...]