Kế hoạch 40/KH-UBND năm 2020 về hành động ứng phó với vi rút cúm gia cầm H5N1 và các chủng vi rút cúm nguy hiểm trên gia cầm có khả năng lây sang người trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Số hiệu 40/KH-UBND
Ngày ban hành 13/03/2020
Ngày có hiệu lực 13/03/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Phạm Vũ Hồng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 13 tháng 3 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI VI RÚT CÚM GIA CẦM H5N1 VÀ CÁC CHỦNG VI RÚT CÚM NGUY HIỂM TRÊN GIA CẦM CÓ KHẢ NĂNG LÂY SANG NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG.

I. TỔNG QUAN

Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và của các nước, trong tháng 01 và 02 năm 2020, thế giới đã ghi nhận nhiều ổ dịch bệnh Cúm gia cầm (viết tắt: CGC) tại 11 quốc gia và vùng lãnh thổ: Chủng vi rút CGC A/H5N1 tại n Độ; A/H5N1 tại Trung Quốc; A/H5N6 tại Nigeria; A/H5N8 tại Cộng hòa Séc, Đức, Hungary, Ba Lan, Rumania, Slovakia, Nam Phi; tại Đài Loan (Trung Quốc) cũng ghi nhận các ổ dịch CGC A/H5N2 và A/H5N5. Nguy cơ bệnh lây lan giữa các nước rất cao.

Tại Việt Nam, năm 2019, bệnh CGC xảy ra tại 70 hộ chăn nuôi, 44 xã, 41 huyện thuộc 24 tỉnh, thành phố, buộc phải tiêu hủy trên 133.000 con gia cầm; từ đầu tháng 01/2020 đến ngày 24/02/2020, cả nước đã ghi nhận có 34 ổ dịch CGC tại 10 tỉnh/thành phố. Kết quả chủ động lấy mẫu giám sát tại 26 tỉnh, thành phố, tỷ lệ dương tính với vi rút Cúm A là 37,72%, trong đó có dương tính với vi rút Cúm A/H5N1 là 1,19%; A/H5N6 là 1,82%.

Toàn tỉnh hiện nay có 4.469.270 con gia cầm, trong đó: 2.031.490 con gà, 2.229.200 con vịt, 208.580 con ngan; đa số gia cầm được chăn nuôi nhỏ lẻ ở các hộ gia đình, nhưng tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm đạt thấp; điều kiện chăn nuôi, an toàn sinh học không đảm bảo; tập quán, thói quen buôn bán, giết mổ gia cầm nhỏ lẻ, tại chợ theo cách truyền thống; một số địa phương chưa có lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, tình trạng giết mổ lậu, không qua kiểm soát thú y còn tồn tại; động vật, sản phẩm động vật vận chuyển nội tỉnh không bắt buộc phải kim dịch,... Ngoài ra tỉnh ta có địa giới giáp với các tỉnh: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và biên giới đất liền giáp với Vương quốc Campuchia nên nguy cơ lây nhiễm vi rút CGC từ ngoài vào thông qua hoạt động vận chuyển, mua bán gia cầm là rất cao.

Tại tỉnh, từ năm 2019 đến nay, mặc dù chưa phát hiện dịch cúm trên gia cm; tuy nhiên, qua 4 đợt giám sát chủ động trong năm 2019 đã phát hiện tỷ lệ khá cao mẫu có chứa vi rút Cúm subtype H5, N1, N6. Vì vậy, nguy cơ dịch bệnh CGC xuất hiện, lây lan rất cao và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh viêm phổi cấp vi rút Covid 19 gây ra.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;

- Căn cứ Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019 - 2025; Công văn số 167/TTg-NN ngày 05/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống dịch Cúm A (H5N1) trên gia cầm và trên người; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 09/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

- Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Công điện khẩn số 735/CĐ-BNN-TY ngày 03/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tập trung triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm; Chỉ thị số 1152/CT-BNN-TY ngày 17/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

- Căn cứ Quyết định số 1106/QĐ-UBND ngày 15/5/2019 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch Quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Chủ động phát hiện và sẵn sàng ứng phó nhằm ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho người và tác động bất lợi nếu vi rút Cúm A/H5N1 và các chủng vi rút cúm nguy hiểm xâm nhập, phát sinh trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giảm thiểu nguy cơ vi rút Cúm A/H5N1 và các chủng vi rút cúm nguy hiểm xâm nhập vào Kiên Giang qua hoạt động vận chuyển nội địa, nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm.

- Phát hiện sớm, xử lý kịp thời ngay khi vi rút Cúm A/H5N1 và các chủng vi rút cúm nguy hiểm xâm nhập vào Kiên Giang.

- Giảm thiểu nguy cơ vi rút Cúm A/H5N1 và các chủng vi rút cúm nguy hiểm lây nhiễm cho đàn gia cầm và lây sang người.

- Giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch cúm gia cầm đến kinh tế, xã hội, môi trường.

IV. GIẢI PHÁP CHUNG

1. Phương pháp tiếp cận

- Phương pháp "Một sức khỏe", trong đó có sự hp tác chặt chẽ giữa ngành Thú y với các ngành khác như: Y tế, Quản lý thị trường, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Công an và chính quyền địa phương các cấp trong tỉnh; cơ quan Thú y Trung ương, Thú y vùng và các tỉnh khác nhằm triển khai các biện pháp toàn diện, hiệu quả nhất, đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra.

- Kế hoạch hành động bao gồm các biện pháp cụ thể làm cơ sở cho các Sở, ban, ngành chức năng có liên quan và địa phương triển khai thực hiện với các tình huống sau:

+ Tình huống 1: Chưa phát hiện vi rút cúm A/H5N1 và các chủng vi rút cúm nguy hiểm trên gia cầm, môi trường và trên người.

+ Tình huống 2: Chưa phát hiện vi rút Cúm A/H5N1 và các chủng vi rút cúm nguy hiểm trên gia cầm và môi trường, nhưng có người mắc bệnh.

+ Tình huống 3: Phát hiện vi rút Cúm A/H5N1 và các chủng vi rút cúm nguy hiểm trên gia cầm hoặc môi trường, nhưng chưa có người mắc bệnh.

+ Tình huống 4: Phát hiện vi rút Cúm A/H5N1 và các chủng vi rút cúm nguy hiểm trên gia cầm hoặc môi trường và có người mắc bệnh.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ