Kế hoạch 3845/KH-UBND năm 2021 về tổ chức hoạt động vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt và thi công các dự án, công trình giao thông đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Số hiệu | 3845/KH-UBND |
Ngày ban hành | 20/10/2021 |
Ngày có hiệu lực | 20/10/2021 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hải Dương |
Người ký | Lưu Văn Bản |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải,Thể thao - Y tế |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3845/KH-UBND |
Hải Dương, ngày 20 tháng 10 năm 2021 |
Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” (sau đây gọi là Nghị quyết số 128/NQ-CP) và căn cứ: (1) Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” ban hành kèm theo Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế; (2) Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 1812/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải; (3) Hướng dẫn tạm thời về hoạt động thi công các dự án, công trình giao thông đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 1811/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt và thi công các dự án, công trình giao thông đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Hải Dương như sau:
1. Khôi phục lại hoạt động vận tải (đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt) phù hợp với công tác phòng, chống dịch COVID-19 để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của người dân dần trở lại tình trạng bình thường mới.
2. Đảm bảo việc thi công xây dựng tại các dự án, công trình giao thông hoạt động bình thường, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, đáp ứng yêu cầu tiến độ, chất lượng, giải ngân vốn đầu tư, đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng và bảo vệ môi trường.
1. Thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP, Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế, Quyết định số 1811/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021 và Quyết định số 1812/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải.
2. Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải và thi công xây dựng tại các dự án, công trình giao thông đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi áp dụng
Kế hoạch này áp dụng đối với hoạt động vận tải (đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt) và hoạt động thi công xây dựng tại các dự án, công trình giao thông trên phạm vi toàn tỉnh đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
2. Đối tượng áp dụng
2.1. Đối với hoạt động vận tải
a) Các cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng kiểm soát dịch, đơn vị kinh doanh vận tải; đơn vị vận tải nội bộ; bến xe, trạm dừng nghỉ trên đường bộ; bến thủy nội địa; nhà ga và đầu mối xếp dỡ hàng hóa khác;
b) Người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ trên phương tiện, người đi theo phương tiện (đối với vận tải hàng hóa, vận tải người nội bộ) và hành khách tham gia giao thông bằng phương tiện vận tải;
c) Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải.
2. 2. Đối với hoạt động thi công tại các dự án, công trình giao thông
a) Các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, chủ quản lý, sử dụng công trình;
b) Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án, các nhà thầu thi công xây dựng, đơn vị tư vấn và các nhà thầu khác liên quan đến hoạt động thi công công trình;
c) Người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của chủ đầu tư, tư vấn, của nhà thầu xây dựng, người làm việc trực tiếp trên công trường xây dựng;
d) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thi công các dự án, công trình giao thông.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3845/KH-UBND |
Hải Dương, ngày 20 tháng 10 năm 2021 |
Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” (sau đây gọi là Nghị quyết số 128/NQ-CP) và căn cứ: (1) Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” ban hành kèm theo Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế; (2) Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 1812/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải; (3) Hướng dẫn tạm thời về hoạt động thi công các dự án, công trình giao thông đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 1811/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt và thi công các dự án, công trình giao thông đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Hải Dương như sau:
1. Khôi phục lại hoạt động vận tải (đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt) phù hợp với công tác phòng, chống dịch COVID-19 để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của người dân dần trở lại tình trạng bình thường mới.
2. Đảm bảo việc thi công xây dựng tại các dự án, công trình giao thông hoạt động bình thường, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, đáp ứng yêu cầu tiến độ, chất lượng, giải ngân vốn đầu tư, đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng và bảo vệ môi trường.
1. Thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP, Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế, Quyết định số 1811/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021 và Quyết định số 1812/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải.
2. Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải và thi công xây dựng tại các dự án, công trình giao thông đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi áp dụng
Kế hoạch này áp dụng đối với hoạt động vận tải (đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt) và hoạt động thi công xây dựng tại các dự án, công trình giao thông trên phạm vi toàn tỉnh đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
2. Đối tượng áp dụng
2.1. Đối với hoạt động vận tải
a) Các cơ quan quản lý nhà nước, lực lượng kiểm soát dịch, đơn vị kinh doanh vận tải; đơn vị vận tải nội bộ; bến xe, trạm dừng nghỉ trên đường bộ; bến thủy nội địa; nhà ga và đầu mối xếp dỡ hàng hóa khác;
b) Người điều khiển phương tiện, nhân viên phục vụ trên phương tiện, người đi theo phương tiện (đối với vận tải hàng hóa, vận tải người nội bộ) và hành khách tham gia giao thông bằng phương tiện vận tải;
c) Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải.
2. 2. Đối với hoạt động thi công tại các dự án, công trình giao thông
a) Các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, chủ quản lý, sử dụng công trình;
b) Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án, các nhà thầu thi công xây dựng, đơn vị tư vấn và các nhà thầu khác liên quan đến hoạt động thi công công trình;
c) Người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của chủ đầu tư, tư vấn, của nhà thầu xây dựng, người làm việc trực tiếp trên công trường xây dựng;
d) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thi công các dự án, công trình giao thông.
1. Phân loại, phạm vi đánh giá cấp độ dịch
1.1. Phân loại cấp độ dịch
a) Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh;
b) Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng;
c) Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam;
d) Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
1.2. Phạm vi đánh giá cấp độ dịch: Đánh giá từ quy mô cấp xã. Khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã) nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả.
2. Hành khách tham gia giao thông (trừ vận tải hàng không và đường sắt) phải đáp ứng các yêu cầu sau
2.1. Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế;
2.2. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế;
2.3. Xét nghiệm y tế:
a) Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở…;
b) Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm một trong các trường hợp:
- Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 3;
- Đến từ địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn.
c) Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp:
- Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ;
- Đến từ địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
2.4. Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả).
3. Trường hợp Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế ban hành quy định mới về phòng, chống dịch COVID-19 thì thực hiện theo quy định mới.
1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô
1.1. Xây dựng và triển khai phương án tổ chức vận tải bảo đảm tuân thủ quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và quy định phòng, chống dịch COVID-19; nắm bắt thông tin về luồng tuyến, hành trình, cấp dịch do các địa phương công bố; công bố công khai các yêu cầu vận chuyển đối với hành khách theo quy định tại khoản 2 Mục I Phần này;
1.2. Bố trí lái xe, nhân viên phục vụ trên xe đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 4 Mục II Phần này;
1.3. Bố trí phương tiện đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19: (1) Trang bị dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang y tế; (2) Vệ sinh, khử khuẩn phương tiện sau mỗi chuyến đi (chỉ thực hiện khi đi từ hoặc đi qua địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 3, cấp 4);
1.4. Yêu cầu lái xe chạy đúng hành trình và chỉ dừng, đỗ dọc đường (ăn uống, vệ sinh) và đón, trả khách tại các địa điểm theo quy định;
1.5. Trường hợp có hành khách đi từ địa bàn có cấp độ dịch cấp 4: (1) Lập danh sách hành khách đi xe theo Phụ lục ban hành kèm theo Kế hoạch này; (2) Giao cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe hướng dẫn hành khách tự kê khai (bao gồm cả việc cập nhật bổ sung hành khách đi xe trên hành trình); (3) Sao gửi danh sách hành khách đi xe về Sở Giao thông vận tải nơi đi, nơi đến; (4) Lưu trữ bản chính danh sách hành khách đi xe tối thiểu 21 ngày k ể từ ngày kết thúc chuyến đi để phục vụ công tác truy vết phòng chống, dịch COVID-19 khi có yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền; (5) Bảo mật thông tin hành khách theo quy định của pháp luật;
1.6. Bố trí nhân viên hoặc bộ phận y tế để phối hợp y tế địa phương xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19 tại nơi làm việc;
1.7. Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện, lái xe trong suốt quá trình vận chuyển; trong đó tăng cường kiểm tra, giám sát thông qua thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải;
1.8. Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.
2. Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
2.1. Chủ động xây dựng kế hoạch vận tải, nắm bắt thông tin về hành trình, nơi xếp dỡ hàng hóa và cấp dịch do địa phương công bố; phổ biến đầy đủ kế hoạch vận tải cho người trên phương tiện để đảm bảo đáp ứng khi có yêu cầu tham gia phòng, chống dịch COVID-19;
2.2. Bố trí lái xe, người đi theo xe đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 4 Mục II Phần này;
2.3. Bố trí phương tiện đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19: (1) Trang bị dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang y tế; (2) Vệ sinh, khử khuẩn phương tiện sau mỗi chuyến đi (chỉ thực hiện khi đi từ hoặc đi qua địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 3, cấp 4);
2.4. Yêu cầu lái xe chạy đúng hành trình và xếp dỡ hàng hóa tại các địa điểm ghi trong Giấy vận tải, hợp đồng vận chuyển hàng hóa;
2.5. Bố trí nhân viên hoặc bộ phận y tế để phối hợp y tế địa p hương xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19 tại nơi làm việc;
2.6. Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện, lái xe trong suốt quá trình vận chuyển; trong đó tăng cường kiểm tra, giám sát thông qua thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải;
2.7. Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.
3. Đơn vị hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô
3.1. Chủ động xây dựng kế hoạch vận tải (đảm bảo chỉ vận chuyển hàng hóa, người của đơn vị mình), nắm bắt thông tin về hành trình, nơi xếp dỡ hàng hóa và cấp dịch do các địa phương công bố; phổ biến đầy đủ kế hoạch vận tải cho người trên phương tiện để đảm bảo đáp ứng khi có yêu cầu tham gia phòng, chống dịch COVID-19;
3.2. Bố trí lái xe, người đi theo xe đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 4 Mục II Phần này;
3.3. Bố trí phương tiện đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19: (1) Trang bị dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang y tế; (2) Vệ sinh, khử khuẩn phương tiện sau mỗi chuyến đi (chỉ thực hiện khi đi từ hoặc đi qua địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 3, cấp 4);
3.4. Trường hợp có người đi từ địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 4: (1) Lập danh sách người đi xe theo Phụ lục ban hành kèm theo Kế hoạch này; (2) Sao gửi danh sách người đi xe về Sở Giao thông vận tải nơi đi, nơi đến; (3) Lưu trữ bản chính danh sách người đi xe tối thiểu 21 ngày kể từ ngày kết thúc chuyến đi để phục vụ công tác truy vết phòng chống, dịch COVID -19 khi có yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền;
3.5. Yêu cầu lái xe chạy đúng hành trình, đón trả người và xếp dỡ hàng hóa tại các địa điểm theo quy định;
3.6. Bố trí nhân viên hoặc bộ phận y tế để phối hợp y tế địa phương xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19 tại nơi làm việc;
3.7. Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện, lái xe trong suốt quá trình vận chuyển;
3.8. Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.
4. Yêu cầu đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, người đi theo xe
4.1. Thực hiện biện pháp phòng, chống dịch
a) Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế;
b) Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế.
4.2. Xét nghiệm y tế
a) Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở…; xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện;
b) Xét nghiệm ngẫu nhiên đối với nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao theo kế hoạch phòng, chống dịch của đơn vị vận tải;
c) Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, người đi theo xe một trong các trường hợp:
- Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 3;
- Đến từ địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn;
d) Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp:
- Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ;
- Đến từ địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
đ) Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả).
4.3. Trước, trong và sau chuyến đi, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, người đi theo xe nếu có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở… thì cần theo dõi sức khoẻ và thông báo ngay cho đơn vị vận tải, cơ quan y tế địa phương để triển khai quy trình xử lý dịch theo quy định.
4.4. Trường hợp chuyến đi có hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, người đi theo xe dương tính với SARS-CoV-2: Thực hiện theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế.
4.5. Bố trí dung dịch sát khuẩn tay tại vị trí thuận tiện cho hành khách sử dụng; áp dụng các biện pháp thông gió tự nhiên phù hợp với từng loại hình phương tiện giao thông công cộng; yêu cầu hành khách đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển.
4.6. Vệ sinh, khử khuẩn phương tiện hàng ngày và sau mỗi chuyến đi đối với các bề mặt tiếp xúc nhiều như bề mặt vô lăng lái, tay nắm cửa, ghế ngồi, cửa sổ, sàn phương tiện... Chú ý đối với xe taxi và các phương tiện tương tự, lái xe, người phục vụ trên xe phải lau chùi tay nắm cửa, ghế ngồi của xe sau mỗi lần hành khách lên, xuống xe bằng dung dịch sát khuẩn nhanh.
5.1. Đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, camera trên xe theo quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
5.2. Đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19: (1) Phải được trang bị nước sát khuẩn, khẩu trang y tế; (2) Phải được vệ sinh, khử khuẩn sau mỗi lần phục vụ.
6.1. Xây dựng và triển khai phương án, kế hoạch đón, trả hành khách bảo đảm an toàn, an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và các quy định về phòng, chống dịch COVID-19;
6.2. Bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR;
6.3. Bố trí vị trí để lực lượng chức năng tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 kháng nguyên nhanh; bố trí phòng hoặc khu vực cách ly tạm thời đảm bảo thông thoáng;
6.4. Bố trí khu vực bán vé, phòng chờ (đối với bến xe), nơi hành khách lên, xuống phương tiện bảo đảm giãn cách và các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế;
6.5. Trong trường hợp phát hiện lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, hành khách, người làm việc tại bến xe, trạm dừng nghỉ có biểu hiện sốt, ho, khó thở, mệt mỏi… phải bố trí cách ly và thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để xử lý;
6.6. Thực hiện tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu vực công cộng;
6.7. Yêu cầu lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, hành khách thực hiện quy định về phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế;
6.8. Niêm yết số điện thoại đường dây nóng của cơ quan chức năng địa phương để thông tin khi có vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19;
6.9. Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.
7.1. Xây dựng và triển khai phương án xếp dỡ hàng hóa bảo đảm an toàn, an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và các quy định về phòng, chống dịch COVID-19;
7.2. Bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR;
7.3. Trường hợp nơi xếp dỡ hàng hóa trên địa bàn có cấp độ dịch cấp 3, cấp 4: Bố trí vị trí để lực lượng chức năng tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 kháng nguyên nhanh;
7.4. Trong trường hợp phát hiện lái xe, người đi theo xe, người làm việc tại nơi xếp dỡ hàng hóa có biểu hiện sốt, ho, khó thở, mệt mỏi… phải bố trí cách ly và thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để xử lý;
7.5. Thực hiện tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu vực công cộng;
7.6. Yêu cầu lái xe, người đi theo xe thực hiện quy định về phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế;
7.7. Niêm yết số điện thoại đường dây nóng của cơ quan chức năng địa phương để thông tin khi có vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
8. Người làm việc tại bến xe, trạm dừng nghỉ, nơi xếp dỡ hàng hóa
8.1. Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế.
8.2. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế.
8.3. Xét nghiệm y tế
a) Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở…; xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện;
b) Xét nghiệm ngẫu nhiên đối với nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao theo kế hoạch phòng, chống dịch của đơn vị vận tải;
c) Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm người có một trong các trường hợp:
- Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có cấp độ dịch cấp 3;
- Đến từ địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn;
d) Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp:
- Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ;
- Đến từ địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
đ) Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả).
8.4. Thường xuyên nhắc nhở lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, người đi theo xe và hành khách chấp hành các quy định phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế.
9. Kế hoạch tổ chức vận chuyển
9.1. Vận tải hành khách bằng xe ô tô
a) Đối với địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 1, cấp 2
- Tổ chức hoạt động vận tải hành khách với tần suất bình thường;
- Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 4 Mục II và hành khách đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 2 Mục I Phần này.
b) Đối với địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 3
- Đối với vận tải hành khách theo tuyến cố định nội tỉnh, xe buýt, taxi, hợp đồng, du lịch, vận chuyển học sinh, sinh viên: Không vượt quá 50% tổng số phương tiện của đơn vị và có giãn cách chỗ trên phương tiện (không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm);
- Đối với vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh (bao gồm cả xe buýt có hành trình từ hai tỉnh trở lên): Hoạt động không vượt quá 50% số chuyến theo lưu lượng công bố (số chuyến/tháng) và có giãn cách chỗ trên phương tiện (không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm);
- Lái xe, nhân viên phục vụ trên xe đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 4 Mục II và hành khách đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 2 Mục I Phần này.
c) Đối với địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 4
- Dừng hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe ô tô, gồm: Vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh, nội tỉnh, xe buýt, hợp đồng, du lịch (trừ xe công nghệ dưới 9 chỗ sử dụng hợp đồng điện tử), vận chuyển học sinh, sinh viên;
- Đối với xe taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ (xe hợp đồng, xe du lịch sử dụng hợp đồng điện tử) có vách ngăn với khách, thanh toán điện tử được phép hoạt động không vượt quá 20% tổng số phương tiện của đơn vị và có giãn cách chỗ trên phương tiện;
- Lái xe phải được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh và đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 4 Mục II và hành khách đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 2 Mục I Phần này;
- Trường hợp phương tiện vận tải hành khách có hành trình bắt buộc phải đi qua địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 4 thì không được dừng, đỗ.
9.2. Vận tải hàng hóa bằng xe ô tô: Tổ chức hoạt động bình thường ở các cấp độ dịch; lái xe, người đi theo xe phải đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 4 Mục II Phần này.
9.3. Vận tải nội bộ bằng xe ô tô
a) Vận tải hàng hóa nội bộ: Thực hiện theo khoản 9.2 Mục II Phần này;
b) Vận tải chở người nội bộ
- Đối với địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 1, cấp 2: Tổ chức hoạt động bình thường;
- Đối với địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 3, cấp 4: Được phép hoạt động theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải đi, đến và có giãn cách chỗ trên phương tiện;
- Lái xe, người trên xe phải đảm bảo các yêu cầu về y tế theo địa bàn có cấp độ dịch ở cấp độ tương ứng được quy định tại khoản 4 Mục II Phần này.
III. VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
1. Đơn vị kinh doanh vận tải, chủ phương tiện vận chuyển hành khách
1.1. Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và phương án xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19 theo quy định; nắm bắt thông tin về luồng tuyến, hành trình, cấp dịch địa phương công bố; công bố công khai các yêu cầu vận chuyển đối với hành khách theo quy định tại khoản 2 Mục I Phần này;
1.2. Bố trí nhân viên hoặc bộ phận y tế để phối hợp y tế địa phương xử lý khi có trường hợp mắc tại nơi làm việc;
1.3. Chuẩn bị phương tiện đảm bảo các yêu cầu về an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường theo quy định;
1.4. Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên tàu theo quy định của Bộ Y tế;
1.5. Trong trường hợp phát hiện hành khách có biểu hiện sốt, ho, khó thở, mệt mỏi phải bố trí cách ly và thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để xử lý;
1.6. Tổ chức vệ sinh, khử khuẩn các bề mặt của phương tiện (khoang hành khách, ghê ngôi, khu vưc vệ sinh) hàng ngày và ngay sau khi kết thúc chuyến đi, trong quá trình di chuyển cần khử khuẩn thường xuyên tùy tình hình thực tế;
1.7. Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.
2. Đơn vị kinh doanh vận tải, chủ phương tiện vận chuyển hàng hóa
2.1. Chủ động xây dựng kế hoạch vận tải, nắm bắt thông tin về hành trình, nơi xếp dỡ hàng hóa và cấp dịch do địa phương công bố; phổ biến đầy đủ kế hoạch vận tải cho người trên phương tiện để đảm bảo đáp ứng khi có yêu cầu tham gia phòng, chống dịch COVID-19;
2.2. Bố trí thuyền viên đáp ứng các yêu cầu tại khoản 3 Mục III Phần này;
2.3. Bố trí phương tiện đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19: (1) Trang bị dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang y tế; (2) Vệ sinh, khử khuẩn phương tiện sau mỗi chuyến đi (chỉ thực hiện khi đến từ địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 3, cấp 4);
2.4. Yêu cầu thuyền viên chạy đúng hành trình đã được cấp phép của cơ quan Cảng vụ và xếp dỡ hàng hóa tại cảng, bến thủy nội địa;
2.5. Bố trí nhân viên hoặc bộ phận y tế để phối hợp với y tế địa phương xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19 tại nơi làm việc;
2.6. Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển;
2.7. Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.
3. Thuyền viên, người phục vụ trên phương tiện
3.1. Thực hiện biện pháp phòng, chống dịch
a) Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế;
b) Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế.
3.2. Xét nghiệm y tế
a) Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở…; xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện;
b) Xét nghiệm ngẫu nhiên đối với nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao theo kế hoạch phòng, chống dịch của đơn vị vận tải;
c) Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm đối với thuyền viên và nhân viên phục vụ trên phương tiện một trong các trường hợp:
- Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có cấp độ dịch cấp 3;
- Đến từ địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn;
d) Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp:
- Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ;
- Đến từ địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
đ) Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả).
3.3. Trước, trong và sau chuyến đi, thuyền viên, người phục vụ trên phương tiện, người đi theo phương tiện nếu có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở… thì cần theo dõi sức khoẻ và thông báo ngay cho đơn vị vận tải, cơ quan y tế địa phương để triển khai quy trình xử lý dịch theo quy định.
3.4. Vệ sinh, khử khuẩn hàng ngày và sau mỗi chuyến đi đối với các bề mặt tiếp xúc nhiều của phương tiện như bề mặt vô lăng lái, tay nắm cửa, ghế ngồi, cửa sổ, sàn phương tiện, khu vực vệ sinh...
3.5. Bố trí dung dịch sát khuẩn tay tại vị trí thuận tiện cho hành khách sử dụng; áp dụng các biện pháp thông gió tự nhiên phù hợp; yêu cầu hành khách đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển.
4.1. Đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
4.2. Đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19: Phải được trang bị nước sát khuẩn, khẩu trang y tế; phải vệ sinh, khử khuẩn sau mỗi lần phục vụ.
5.1. Xây dựng phương án, kế hoạch đón, trả hành khách, xếp dỡ hàng hóa ra vào cảng, bến bảo đảm an toàn, an ninh, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và các quy định về phòng chống dịch COVID-19;
5.2. Bố trí điểm khai báo y tế, quét mã QR;
5.3. Bố trí vị trí để lực lượng chức năng tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 kháng nguyên nhanh; bố trí phòng hoặc khu vực cách ly tạm thời đảm bảo thông thoáng;
5.4. Bố trí khu vực bán vé, phòng chờ và nơi hành khách lên, xuống phương tiện bảo đảm giãn cách và các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế và địa phương;
5.5. Trong trường hợp phát hiện thuyền viên, hành khách có biểu hiện sốt, ho, khó thở, mệt mỏi phải bố trí cách ly và thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để xử lý;
5.6. Thực hiện thông tin tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu vực công cộng;
5.7. Yêu cầu thuyền viên, người phục vụ trên phương tiện, hành khách thực hiện quy định về phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế;
5.8. Niêm yết số điện thoại đường dây nóng của cơ quan chức năng địa phương để thông tin khi có vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19;
5.9. Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người của đơn vị mình có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.
6. Người làm việc tại cảng, bến
6.1. Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế;
6.2. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế;
6.3. Xét nghiệm y tế
a) Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở…; xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện;
b) Xét nghiệm ngẫu nhiên đối với nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao theo kế hoạch phòng, chống dịch của đơn vị vận tải;
c) Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm người có một trong các trường hợp:
- Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có cấp độ dịch cấp 3;
- Đến từ địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn.
d) Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp:
- Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ;
- Đến từ địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).
đ) Việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được thực hiện bằng RT-PCR hoặc test kháng nguyên nhanh có giá trị trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả).
6.4. Thường xuyên nhắc nhở thuyền viên, người phục vụ trên phương tiện và hành khách chấp hành các quy định phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế.
7. Kế hoạch tổ chức vận chuyển
7.1. Vận tải hành khách bằng phương tiện thủy a) Đối với địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 1, cấp 2
- Tổ chức hoạt động vận tải hành khách với tần suất bình thường;
- Thuyền viên, người phục vụ trên phương tiện đáp ứng yêu cầu nêu tại khoản 3 Mục III, hành khách đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 2 Mục I Phần này.
b) Đối với địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 3
- Đối với tuyến vận tải hành khách nội tỉnh: Cho phép hoạt động đảm bảo không vượt quá 50% số người được phép chở trên phương tiện;
- Đối với tuyến vận tải hành khách liên tỉnh: Cho phép hoạt động tối đa không vượt quá 50% số người được phép chở trên phương tiện;
- Thuyền viên, người phục vụ trên phương tiện đáp ứng yêu cầu nêu tại khoản 3 Mục III, hành khách đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 2 Mục I Phần này.
c) Đối với địa bàn có cấp độ dịch ở cấp 4: Dừng hoạt động vận chuyển hành khách bằng đường thủy.
7.2. Vận tải hàng hóa bằng đường thủy: Tổ chức hoạt động bình thường ở các cấp độ dịch, thuyền viên, người phục vụ trên phương tiện phải đáp ứng các yêu cầu nêu tại khoản 3 Mục III Phần này.
1. Tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 1782/QĐ-BGTVT ngày 11/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải quy định tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải hành khách bằng đường sắt đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 3748/UBND-VP ngày 12/10/2021 về việc đảm bảo phòng, chống dịch trong vận chuyển hành khách bằng đường sắt.
2. Nếu Bộ Giao thông vận tải có quy định mới, giao Sở Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện.
V. KẾT NỐI VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH ĐẾN, ĐI TẠI GA ĐƯỜNG SẮT THUỘC ĐỊA BÀN CÓ DỊCH Ở CẤP 4
1. Đơn vị quản lý ga đường sắt
1.1. Bố trí vị trí, khu vực trong ga đường sắt cho phương tiện vận tải đường bộ đón, trả khách; hướng dẫn phương tiện vận tải đường bộ ra, vào ga đường sắt theo đúng vị trí, khu vực đã quy định;
1.2. Quy định khu vực cho khách chờ để đi lên tàu; hướng dẫn, giám sát hành khách trong việc tuân thủ công tác phòng, chống dịch tại ga đường sắt;
1.3. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải để tổ chức việc đưa, đón hành khách thông qua ga đường sắt.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, chính quyền địa phương và đơn vị quản lý ga đường sắt tổ chức hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô kết nối giữa vận tải đường bộ với ga đường sắt.
3. Đơn vị vận tải kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, lái xe
3.1 Vận chuyển hành khách đi, đến ga đường sắt theo nguyên tắc “một cung đường hai điểm đến”; không được phép dừng đỗ trên hành trình (trừ trường hợp khẩn cấp);
3.2. Chấp hành hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải, đơn vị quản lý ga đường sắt khi vận chuyển hành khách đi, đến ga đường sắt.
Chấp hành nghiêm hướng dẫn của ga đường sắt trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
VI. TRONG THI CÔNG CÁC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
Các tổ chức, cá nhân nêu tại khoản 2.2 Mục III Phần 1 thực hiện theo Hướng dẫn tạm thời về hoạt động thi công các dự án, công trình giao thông đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 1811/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai, hướng dẫn và đôn đốc thực hiện Kế hoạch này; chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm theo chức năng, nhiệm vụ;
- Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành, chính quyền địa phương và đơn vị quản lý ga đường sắt để tổ chức hoạt động vận tải hành khách kết nối giữa vận tải đường bộ bằng xe ô tô với vận tải đường sắt;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, chính quyền địa phương, đơn vị quản lý đường bộ, trạm dừng nghỉ tổ chức nơi dừng nghỉ, đón tiếp để cung cấp các dịch vụ thiết yếu phục vụ, hỗ trợ tốt nhất cho hành khách và người dân;
- Phối hợp với Sở Y tế, chính quyền địa phương giám sát, hướng dẫn hành khách thực hiện các biện pháp y tế về phòng, chống dịch COVID-19 khi về đến địa phương;
- Hướng dẫn và yêu cầu đơn vị vận tải, đơn vị bến xe khách, trạm dừng nghỉ thực hiện theo Kế hoạch này;
- Đăng công khai trên Trang thông tin điện tử của Sở về hoạt động vận tải đường bộ bằng xe ô tô theo Kế hoạch này; số điện thoại đường dây nóng để đơn vị vận tải, đơn vị bến xe khách, lái xe, hành khách biết và thực hiện, đồng thời tiếp nhận phản ánh và xử lý tình huống phát sinh theo thẩm quyền;
- Báo cáo định kỳ hàng tuần, hàng tháng về kết quả triển khai thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
- Công bố, cập nhật cấp độ dịch tại các địa bàn và vùng cách ly y tế (phong tỏa) thuộc tỉnh, thành phố và các biện pháp áp dụng tương ứng để làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động vận tải theo Kế hoạch này;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, chính quyền địa phương giám sát, hướng dẫn hành khách thực hiện các biện pháp y tế về phòng, chống dịch COVID-19 khi về đến địa phương;
- Ưu tiên tiêm vắc xin phòng chống COVID-19 cho đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, nhân viên đường sắt, vận tải thủy trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo các Chốt kiểm soát dịch triển khai kiểm soát đối với hoạt động tải theo Kế hoạch này;
- Kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và các vi phạm liên quan đến hoạt động vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt và thi công các dự án, công trình giao thông đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Công an.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Triển khai thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn;
- Tổ chức quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát những người về địa phương theo quy định của Bộ Y tế đảm bảo an toàn, không để lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH SÁCH HÀNH KHÁCH ĐI XE
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 3845/KH-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2021 của
UBND tỉnh Hải Dương)
TT |
Họ và tên |
Số căn cước công dân/chứng minh nhân dân |
Số điện thoại |
Địa chỉ nơi đi |
Địa chỉ nơi đến |
Ký/ghi rõ họ tên |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|