Kế hoạch 38/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 09/1998/NQ-CP và Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2015

Số hiệu 38/KH-UBND
Ngày ban hành 27/01/2015
Ngày có hiệu lực 27/01/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Vũ Hồng Khanh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/KH-UBND

Hà Nội, ngày 27 tháng 01 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 09/1998/NQ-CP NGÀY 31/7/1998 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2015

Thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ; Quyết định số 1217/QĐ-TTg ngày 06/9/2012 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012 - 2015; Kế hoạch số 03/KH-BCĐ/CP ngày 12/01/2015 của Ban Chỉ đạo 138/CP Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện năm 2015 như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

- Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chủ trương, chính sách của Trung ương và Thành phố về công tác phòng, chống tội phạm. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân trong phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các loại tội phạm và thực hiện công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô;

- Đánh giá toàn diện kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2010 - 2015, dự thảo chương trình, kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm đến năm 2020;

- Kiềm chế sự gia tăng của tội phạm và tệ nạn xã hội (TNXH), làm giảm tội phạm nghiêm trọng so với năm 2014; kịp thời phát hiện, triệt phá băng nhóm tội phạm có tổ chức; không để hình thành tội phạm hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, các tụ điểm phức tạp, kéo dài, kiên quyết không để tội phạm hoạt động lộng hành. Nâng tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm cao hơn năm 2014. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều tra, xử lý tội phạm với phương châm “Thượng tôn pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không để oan sai và vi phạm pháp luật”. Đảm bảo an ninh, trật tự trong các cơ sở giam, giữ.

2. Yêu cầu: Phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, đồng thời xác định rõ, cụ thể nội dung công việc, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp..., đảm bảo việc tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch được nghiêm túc, đạt hiệu quả cao nhất.

II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN

1. Điều tra khám phá án hình sự chung đạt trên 75%, các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 90% trên tổng số án khởi tố, giảm 10% số đối tượng truy nã ngoài xã hội, giảm tỷ lệ tái phạm tội. Tiếp tục duy trì tỷ lệ xử lý tố giác, tin báo về tội phạm trên 90%.

2. Phấn đấu thực hiện điều tra, khám phá 1.300 vụ vi phạm và phạm tội về kinh tế, 2.000 vụ phạm tội về ma túy, 2.000 vụ vi phạm và phạm tội về môi trường, 90 vụ phạm tội sử dụng công nghệ cao. Giảm từ 3% - 5% các loại tội phạm xâm hại trẻ em; tội phạm nghiêm trọng trong độ tuổi vị thành niên. Bắt, vận động đầu thú 1.000 đối tượng có quyết định truy nã, giảm 10% số đối tượng truy nã ở ngoài xã hội; Lập hồ sơ đề nghị Tòa án ra quyết định đưa 200 đối tượng vào Cơ sở giáo dục bắt buộc, Trường giáo dưỡng và 1.000 hồ sơ đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

3. Bắt, vận động, áp giải trên 80% tổng số đối tượng có quyết định thi hành án phạt tù đi chấp hành án; giảm mạnh số bị án phạt tù trốn ngoài xã hội. Lập hồ sơ quản lý tại cộng đồng dân cư 800 đối tượng. Thi hành 100% số bị án có quyết định thi hành án tử hình của Tòa án nhân dân Thành phố.

4. Giảm ít nhất 1% số người tạm giữ hình sự sau đó chuyển xử lý hành chính so với năm 2014. Điều tra, truy tố, xét xử 900 vụ án điểm. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong công tác bắt, giam giữ, điều tra, khởi tố, đình chỉ, tạm đình chỉ, xử lý tội phạm, không để xảy ra oan sai nghiêm trọng hoặc bỏ lọt tội phạm.

5. Bảo đảm an ninh, an toàn các cơ sở giam giữ; không để can phạm, phạm nhân trốn.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; Nghị quyết số 63/2013/QH13, ngày 27/11/2013 của Quốc Hội khóa XIII về “Tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm”; Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Chỉ thị 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về tăng cường công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết số 37 của Quốc hội khóa XIII về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật… Tổng kết thực hiện các Chương trình mục quốc gia phòng, chống tội phạm; Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy; Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người, Chương trình 05 về “Tăng cường Quốc phòng - An ninh, đảm bảo TTATXH” giai đoạn 2011-2015. Sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 48, ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”…;

- Tiếp tục kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ thành phố Hà Nội; Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và Phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm Thành phố và các quận huyện, thị xã nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác phòng, chống tội phạm;

- Nâng cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong công tác phòng, chống tội phạm, đặc biệt là ở cấp cơ sở xã, phường, thị trấn, khu dân cư. Thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết liên tịch, Quy chế phối hợp với các Bộ, ngành trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm;

- Tích cực đẩy mạnh phối kết hợp liên ngành, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống tội phạm. Nâng cao hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; củng cố xây dựng thế trận an ninh nhân dân, nhất là ở các tuyến, địa bàn phức tạp, địa bàn giáp ranh; Chú trọng lồng ghép Chương trình phòng, chống tội phạm gắn với các phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Xây dựng gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa"...

2. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm

- Đánh giá kết quả 02 năm thực hiện Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống tội phạm; có chính sách hỗ trợ thỏa đáng đối với tập thể, cá nhân bị thương, hy sinh, hoặc bị thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống tội phạm;

- Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường, gia đình, xã hội; tăng cường giáo dục trách nhiệm công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Triển khai tuyên truyền cả về chiều rộng và chiều sâu, tập trung tại các khu vực trọng điểm, địa bàn trọng điểm nơi có tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội phức tạp;

- Đẩy mạnh công tác phòng ngừa (xã hội và nghiệp vụ) làm giảm điều kiện phát sinh tội phạm; chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, công tác quản lý, giáo dục thanh thiếu niên, cảm hóa, giáo dục người phạm tội, đối tượng tù tha, đặc xá tại gia đình và cộng đồng dân cư; đẩy mạnh công tác lập hồ sơ đưa người vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng. Tập trung làm chuyển hóa tình hình phức tạp trên các tuyến, địa bàn trọng điểm và tại các khu vực giáp ranh. Duy trì, mở rộng và xây dựng mới các mô hình, chuyên đề phòng chống tội phạm đạt hiệu quả (mô hình 141, 142, các tổ công tác bảo vệ an ninh, trật tự tại các bệnh viện lớn...);

- Duy trì và nhân rộng mô hình phòng chống tội phạm có hiệu quả của các ban ngành, đoàn thể như: Phong trào quần chúng tố giác tội phạm; quản lý giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư; phong trào tự phòng, tự quản...Tổ chức các hoạt động tuần tra nhân dân trên các tuyến, địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự;

- Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, khắc phục sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhằm phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, nhất là các lĩnh vực quản lý cư trú, phòng cháy chữa cháy, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông, tài chính, ngân hàng, thương mại, xây dựng cơ bản, quản lý thị trường, đất đai, môi trường, lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm...

3. Thực hiện hiệu quả công tác đấu tranh chống tội phạm

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ