Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 374/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Số hiệu 374/KH-UBND
Ngày ban hành 14/07/2022
Ngày có hiệu lực 14/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Ninh
Người ký Vương Quốc Tuấn
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 374/KH-UBND

Bắc Ninh, ngày 14 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP GIAI ĐOẠN 2021-2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Thực hiện Quyết định số 1373/QĐ-TTg ngày 30 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Ninh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Xây dựng xã hội học tập (XHHT) vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển, nhằm nâng cao nguồn nhân lực, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ động hội nhập quốc tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, kịp thời thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế chuyển đổi số mạnh mẽ.

b) Xây dựng XHHT là giải pháp chiến lược để đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khoá XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XX, được xác định là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và của toàn dân.

c) Tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học liên tục, học suốt đời; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong tỉnh tham gia xây dựng và phát triển giáo dục; mọi người, mọi tổ chức đều có trách nhiệm, nghĩa vụ trong học tập và tích cực tham gia xây dựng XHHT.

d) Xây dựng thói quen tự học và nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ số cho mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong tổ chức các chương trình học tập suốt đời (HTSĐ) cho mọi người, góp phần nâng cao dân trí, hoàn thành mục tiêu xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng văn minh, hiện đại.

e) Tổ chức triển khai toàn diện, đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Kế hoạch. Sự phối hợp tích cực, đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, đoàn thể, tổ chức thực hiện đạt và hoàn thành các mục tiêu đề ra.

2. Yêu cầu

a) Tổ chức triển khai toàn diện, đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Kế hoạch.

b) Triển khai Kế hoạch phải đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, đúng mục đích, phù hợp, linh hoạt, sáng tạo với điều kiện thực tế của địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng.

c) Cần phải có sự phối hợp tích cực, đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, đoàn thể, tổ chức thực hiện đạt và hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch đã đề ra.

Tiếp tục và tạo chuyển biến cơ bản trong xây dựng XHHT bảo đảm đến năm 2030 mọi người dân trong tỉnh đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo, góp phần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh và hội nhập quốc tế.

2.1. Mục tiêu đến năm 2025

a) Xóa mù chữ và phổ cập giáo dục:

- Tiếp tục duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 và nâng cao chất lượng giáo dục sau biết chữ;

- Tiếp tục củng cố vững chắc kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.

b) Về năng lực cơ bản và trình độ của người dân:

- 70% số người trong độ tuổi lao động được trang bị năng lực thông tin;

- 60% số người trong độ tuổi lao động được trang bị kỹ năng sống;

- 50% dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật, trong đó 15% dân số có trình độ đại học trở lên.

c) Về hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

- 70% các trường đại học trên địa bàn tỉnh triển khai đại học số và xây dựng học liệu số;

- 70% các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác triển khai hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập trên môi trường số;

- 70% các trung tâm học tập cộng đồng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục.

d) Xây dựng các mô hình học tập trong xã hội:

[...]