Kế hoạch 373/KH-MTTQ-BTT năm 2023 về tổ chức phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố

Số hiệu 373/KH-MTTQ-BTT
Ngày ban hành 17/05/2023
Ngày có hiệu lực 17/05/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Sỹ Trường
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
BAN THƯỜNG TRỰC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 373/KH-MTTQ-BTT

Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT CỦA HĐND THÀNH PHỐ
(Trước kỳ họp thứ 12 (kỳ họp thường lệ giữa năm 2023) của HĐND Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026)

Thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị; Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTƯMTTQVN ngày 15/6/2017 giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và Thành phố có liên quan về hoạt động phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội;

Căn cứ Quy chế số 26/QC-ĐĐBQH-HĐND-UBND-UBMTTQ ngày 17/02/2022 giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân-Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội; Thông báo 13/TB-HĐND ngày 08/5/2023 của HĐND Thành phố về kết luận Hội nghị thống nhất thời gian, nội dung, chương trình tổ chức kỳ họp thường lệ giữa năm 2023 (kỳ họp thứ 12) HĐND Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026; Công văn số 2388/MTTQ-BTT ngày 16/5/2023 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội về việc phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đối với một số nội dung trước kỳ họp thứ 12 (kỳ họp thường lệ giữa năm 2023) HĐND Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch tổ chức phản biện xã hội đối với 03 nội dung sau:

- Dự thảo nghị quyết quy định về một số chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Dự thảo nghị quyết quy định diện tích nhà ở tối thiểu đối với nhà thuê, mượn, ở nhờ để công dân được đăng ký thường trú ở Hà Nội.

- Dự thảo nghị quyết quy định chính sách ưu đãi tiền thuê đất trong các lĩnh vực: Giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

I. Mục đích yêu cầu của phản biện xã hội

1. Giúp cho chính quyền Thành phố có cơ sở, căn cứ để hoàn thiện và ban hành quy định về chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; quy định về diện tích nhà ở tối thiểu đối với nhà thuê, mượn, ở nhờ để công dân được đăng ký thường trú; quy định chính sách ưu đãi tiền thuê đất trong các lĩnh vực: Giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Trên cơ sở thực tiễn, các quy định của pháp luật hiện hành và các ý kiến phản biện xã hội khách quan, xây dựng nhằm bổ sung những nội dung còn chưa sát, chưa phù hợp thực tế của các dự thảo nghị quyết nêu trên để chính quyền Thành phố hoàn thiện ban hành, giúp nghị quyết có tính khả thi và sự đồng thuận cao.

II. Nội dung, quy trình, tiến độ phản biện xã hội

1. Tiếp nhận và nghiên cứu tài liệu

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố tiếp nhận dự thảo nghị quyết:

- Dự thảo nghị quyết quy định về một số chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Dự thảo nghị quyết quy định diện tích nhà ở tối thiểu đối với nhà thuê, mượn, ở nhờ để công dân được đăng ký thường trú ở Hà Nội.

- Dự thảo nghị quyết quy định chính sách ưu đãi tiền thuê đất trong các lĩnh vực: Giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Và các văn bản liên quan gửi các nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý, các Hội đồng tư vấn và một số lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam các quận, huyện để nghiên cứu.

2. Tổ chức khảo sát, đối thoại với người dân, hội nghị phản biện xã hội.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố thống nhất với các sở liên quan tổ chức các hội nghị khảo sát, đối thoại với người dân, hội nghị phản biện xã hội đối với mỗi nội dung, mời các nhà khoa học, chuyên gia, các Hội đồng tư vấn của MTTQ Việt Nam Thành phố và các sở, ngành có liên quan tham gia (có phụ lục chi tiết kèm theo)

3. Hoàn chỉnh văn bản, tài liệu

Sau mỗi Hội nghị phản biện xã hội, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố thông báo ý kiến phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đối với mỗi dự thảo nghị quyết nêu trên, trên có sở các ý kiến, kiến nghị tại các hội nghị khảo sát, đối thoại, hội nghị phản biện xã hội.

III. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố

1.1. Ban Dân chủ-Pháp luật

- Phối hợp với Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND Thành phố, Văn phòng UBND Thành phố, các sở, ngành liên quan chuẩn bị đầy đủ tài liệu phục vụ phản biện xã hội.

- Phối hợp với Văn phòng Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện kế hoạch.

- Tham mưu nội dung, địa điểm tổ chức Hội nghị khảo sát, đối thoại với người dân.

[...]