ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3729/KH-UBND
|
Hải
Dương, ngày 12 tháng 10 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TRONG CÁC CƠ SỞ
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH HẢI
DƯƠNG
Căn cứ Thông
tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quản
lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục
thường xuyên (Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT);
Căn cứ Kế hoạch
2358/KH-UBND ngày 25/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch hành động thực
hiện Nghị quyết “Chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”;
Trên cơ sở đề
xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1148/TT-SGDĐT ngày 22/9/2021, Ủy
ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành Kế hoạch tổ chức dạy học trực tuyến trong
các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường
xuyên trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu
chung
Hỗ trợ hoặc
thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông giúp cơ sở giáo dục phổ
thông nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục phổ
thông. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các cơ sở giáo
dục. Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy
và học; mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để học
sinh được học mọi lúc, mọi nơi, góp phần nâng cao chất lượng học tập.
2. Mục tiêu
cụ thể
Trong năm học
2021 - 2022, đảm bảo đạt được các mục tiêu sau:
- 100% cơ sở
giáo dục đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin theo quy định để
triển khai dạy học trực tuyến.
- 100% cơ sở giáo
dục triển khai hệ thống dạy học trực tuyến, bao gồm: phần mềm tổ chức dạy học
trực tuyến, hệ thống quản lý học tập trực tuyến và hệ thống quản lý nội dung học
tập trực tuyến.
- 100% cán bộ
quản lý, giáo viên và học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trong các cơ sở giáo dục được
cấp tài khoản dạy học trực tuyến.
- 100% học
sinh có hoặc được tiếp cận thiết bị để học trực tuyến như máy tính (máy tính để
bàn hoặc máy tính xách tay), máy tính bảng, điện thoại thông minh hoặc các thiết
bị phù hợp khác.
- 100% cán bộ quản
lý, giáo viên và học sinh được tập huấn, hướng dẫn sử dụng tài khoản để tổ chức
dạy học trực tuyến.
- 100% các cơ
sở giáo dục xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch dạy học trực tuyến phù hợp,
đáp ứng yêu cầu về thực hiện chương trình giáo dục.
II. Nội dung
1. Rà soát hạ tầng công nghệ thông tin của các cơ sở giáo dục phục vụ
quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến
Hướng dẫn các
cơ sở giáo dục rà soát, bổ sung, sửa chữa, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật
cho tổ chức dạy học trực tuyến, đáp ứng các yêu cầu về đường truyền Internet và
thiết bị kết nối, máy tính, thiết bị đầu cuối có cấu hình phù hợp để cài đặt hệ
thống phần mềm dạy học trực tuyến; bảo đảm cho giáo viên và học sinh truy cập,
khai thác sử dụng các chức năng của hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến để thực
hiện hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá trực tuyến theo quy định tại Thông
tư số 09/2021/TT-BGDĐT.
Các cơ sở giáo
dục có giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, các quy định về dữ liệu và bảo mật
thông tin cá nhân theo quy định khi tổ chức dạy học trực tuyến. Rà soát nơi lắp
đặt các thiết bị, đáp ứng yêu cầu về tính khoa học, sư phạm để sử dụng phục vụ
hoạt động dạy học trực tuyến của giáo viên.
2. Rà soát điều kiện về thiết bị dạy học trực tuyến của giáo viên và
học sinh
Hướng dẫn các
cơ sở giáo dục tổ chức rà soát điều kiện thiết bị dạy học trực tuyến của cán bộ
quản lý, giáo viên và của gia đình học sinh, các thiết bị sử dụng dạy học trực
tuyến bao gồm: máy tính cá nhân (máy tính xách tay, máy tính để bàn), máy tính
bảng, điện thoại thông minh hoặc các thiết bị phù hợp khác có kết nối mạng.
Các cơ sở giáo
dục cần có giải pháp để học sinh có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ về thiết bị
thông qua các chương trình hỗ trợ thiết bị cho học sinh nghèo do Bộ Giáo dục và
Đào tạo và các ngành triển khai; hoặc bố trí sắp xếp để học sinh không có thiết
bị học cùng với học sinh có thiết bị.
3. Đánh giá và lựa chọn hệ thống dạy học trực tuyến phù hợp
Tổ chức rà
soát, đánh giá kết quả tổ chức dạy học trực tuyến ở các cơ sở giáo dục trong
các năm trước. Đánh giá những ưu điểm, những mặt hạn chế của các ứng dụng, phần
mềm dạy học trực tuyến đã được triển khai, từ đó lựa chọn hệ thống dạy học trực
tuyến phù hợp, đáp ứng các quy định tại Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT.
Bảo đảm hệ thống
dạy học trực tuyến được triển khai đồng bộ trong các cơ sở giáo dục của tỉnh để
thuận lợi trong việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
toàn tỉnh và thuận tiện trong công tác quản lý, kiểm tra, theo dõi tình hình
triển khai ở các cơ sở giáo dục.
4. Tổ chức cấp tài khoản dạy học trực tuyến
Tổ chức rà
soát việc sử dụng tài khoản dạy học trực tuyến của giáo viên và học sinh các cơ
sở giáo dục để triển khai cấp tài khoản cho giáo viên và học sinh ở những cơ sở
giáo dục chưa sử dụng hệ thống dạy học trực tuyến đáp ứng các quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
5. Tập huấn công tác quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến
Phối hợp với
các tổ chức, đơn vị, chuyên gia về dạy học trực tuyến tổ chức tập huấn về thiết
lập hệ thống, tổ chức quản lý việc triển khai dạy học trực tuyến cho đội ngũ
cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách công nghệ thông tin của trường; tập huấn về sử
dụng phần mềm dạy học trực tuyến, nâng cao kỹ năng dạy học trực tuyến cho giáo
viên các cơ sở giáo dục.
Hướng dẫn các
cơ sở giáo dục tổ chức tập huấn sử dụng tài khoản và kỹ năng học tập trực tuyến
cho giáo viên và học sinh của trường.
Trong năm học,
tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên môn dành cho cán bộ quản lý, giáo
viên trao đổi, chia sẻ các giải pháp, kinh nghiệm trong công tác quản lý dạy học
trực tuyến và tổ chức dạy học trực tuyến đạt hiệu quả.
6. Xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học trực tuyến
Phòng Giáo dục
và Đào tạo tham mưu cho UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch triển khai dạy học trực
tuyến cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Đối với các cơ
sở giáo dục, căn cứ vào kế hoạch thời gian năm học, chương trình dạy học các
môn học, lãnh đạo các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến từ đầu
năm học.
Căn cứ vào
tình hình thực tế và chỉ đạo của các cấp quản lý, các cơ sở giáo dục triển khai
dạy học trực tuyến bằng hình thức phù hợp: Dạy học trực tuyến nhằm hỗ trợ dạy học
trực tiếp hoặc dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp để hoàn thành
chương trình giáo dục theo kế hoạch năm học hằng năm.
7. Tăng cường công tác phối hợp, huy động các nguồn lực triển khai dạy
học trực tuyến
Tăng cường
công tác phối hợp, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong việc cung
cấp các ứng dụng, phần mềm, giải pháp dạy học trực tuyến, nguồn học liệu hỗ trợ
cho giáo viên và học sinh. Chú ý khai thác các nguồn học liệu phù hợp, nhất là
các nguồn học liệu trên mạng và nguồn học liệu do giáo viên của các trường
trong tỉnh xây dựng để giới thiệu cho học sinh chủ động nghiên cứu học tập, củng
cố và nâng cao kiến thức, nhằm đạt được các yêu cầu của chương trình.
Tăng cường xây
dựng các video bài giảng giới thiệu trên mạng và trên truyền hình để học sinh
chủ động học tập, củng cố kiến thức.
Tích cực phối
hợp với cha mẹ học sinh trong việc chuẩn bị các điều kiện cho học sinh tham gia
học trực tuyến, thông tin kịp thời cho cha mẹ học sinh về kế hoạch dạy học trực
tuyến, các hình thức kiểm tra, đánh giá, các yêu cầu về thiết bị học tập, nội
quy học tập trực tuyến để học tập hiệu quả...
8. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình dạy học trực tuyến
Lãnh đạo các
cơ sở giáo dục xây dựng các quy định về tổ chức dạy học trực tuyến, phân công
nhiệm vụ cho cán bộ, giáo viên kiểm tra, giám sát quá trình triển khai; quy định
cụ thể về hồ sơ dạy học trực tuyến để kiểm tra, theo dõi. Thông báo đầy đủ kế
hoạch dạy học trực tuyến cho cha mẹ học sinh để phối hợp quản lý, kiểm tra, đôn
đốc, nhắc nhở học sinh trong quá trình triển khai tổ chức dạy học trực tuyến.
Các cơ sở giáo
dục báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình dạy và học trực tuyến ở đơn vị
trên hệ thống báo cáo trực tuyến theo yêu cầu của các cấp quản lý. Các cấp quản
lý tăng cường công tác giám sát quá trình triển khai ở các cơ sở giáo dục, nắm
bắt tình hình triển khai và có hướng dẫn, chỉ đạo, xử lý vướng mắc kịp thời bảo
đảm việc dạy học trực tuyến được tổ chức nghiêm túc, hiệu quả, phù hợp với tình
hình của mỗi đơn vị, địa phương.
III. Tổ chức thực hiện
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối
hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Tổ chức bồi
dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học trực tuyến cho
giáo viên, cán bộ quản lý.
- Chỉ đạo, hướng
dẫn các Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện và
tổ chức dạy học trực tuyến; kiểm tra, giám sát và giải quyết những vướng mắc
trong quá trình tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trực tuyến
của các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc phạm vi quản lý.
2. Sở Tài chính
Chủ trì phối hợp
với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch phù hợp với khả
năng cân đối ngân sách địa phương hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà
nước. Quản lý hướng dẫn việc lập phân bố dự toán sử dụng và thanh quyết toán
kinh phí theo quy định tài chính hiện hành.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các
đơn vị, doanh nghiệp có liên quan trong ngành Thông tin và Truyền thông phối hợp
với Sở Giáo dục và Đào tạo hỗ trợ triển khai các giải pháp dạy học trực tuyến
cho các cơ sở giáo dục, có chính sách hỗ trợ hạ tầng, miễn, giảm phí truy cập
đường truyền internet cho các gia đình học sinh.
- Chỉ đạo, hướng
dẫn các cơ quan thông tin, báo chí trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác thông
tin, tuyên truyền về việc tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình đối với
cơ sở giáo dục trong thời gian học sinh nghỉ học ở trường để phòng, chống dịch
bệnh COVID-19.
4. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
Phối hợp với Sở
Giáo dục và Đào tạo xây dựng các chương trình phục vụ học tập, đưa tin, bài tuyên
truyền về công tác tổ chức dạy học trực tuyến ở các cơ sở giáo dục; bố trí tiếp
sóng hoặc phát sóng các bài giảng trên truyền hình cho học sinh các cơ sở giáo
dục vào học tập.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Xây dựng kế
hoạch tổ chức dạy học trực tuyến trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn và chỉ đạo
tổ chức thực hiện hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Bố trí nguồn
lực bảo đảm hạ tầng kỹ thuật để tổ chức dạy học trực tuyến trên địa bàn.
- Bố trí kinh
phí bảo đảm đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng
dạy học trực tuyến cho giáo viên, cán bộ quản lý.
Các sở, ngành,
địa phương và các đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức triển khai thực tốt Kế
hoạch. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các sở, ngành, địa phương,
đơn vị phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân
tỉnh./.
Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào
tạo; (để báo cáo);
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy; (để báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh; (để báo cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành: GDĐT, LĐTBXH, TT&TT,Tài chính,
Đài PT-TH tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, KGVX, H.(15);
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Minh Hùng
|