Kế hoạch 367/KH-UBND thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2024
Số hiệu | 367/KH-UBND |
Ngày ban hành | 23/01/2024 |
Ngày có hiệu lực | 23/01/2024 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Phú Thọ |
Người ký | Bùi Văn Quang |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 367/KH-UBND |
Phú Thọ, ngày 23 tháng 01 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG DỮ LIỆU VỀ DÂN CƯ, ĐỊNH DANH VÀ XÁC THỰC ĐIỆN TỬ PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2024
Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg, ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Gọi tắt là Đề án 06); Thông báo số 06/TB-VPCP, ngày 10/01/2024 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận đánh giá tình hình 02 năm triển khai thực hiện Đề án 06, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành kế hoạch thực hiện Đề án 06 năm 2024 trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án 06, trọng tâm là nhiệm vụ của địa phương được giao tại Báo cáo số 2024/BC-TCTTKĐA ngày 20/12/2023 của Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ; Thông báo kết luận số 06/TB-VPCP, ngày 10/01/2024 của Văn phòng Chính phủ.
2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhất là người đứng đầu các ngành, các cấp trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án 06; phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của Tổ công tác Đề án 06 các cấp trong công tác chỉ đạo, điều hành.
3. Bảo đảm 100% các nhiệm vụ trong Đề án 06 được thực hiện chất lượng, hiệu quả theo đúng yêu cầu, góp phần phục vụ thành công chương trình chuyển đổi số quốc gia. Kịp thời kiến nghị, đề xuất các giải pháp về tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành của các sở, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.
4. Các nhiệm vụ thực hiện trong năm 2024 phải bám sát chỉ đạo của Trung ương và phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của địa phương. Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án phải đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ; tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành. Quá trình thực hiện kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, tạo động lực để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Nhiệm vụ chung
1.1. Tập trung lãnh đạo, quyết tâm, quyết liệt chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06 đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Công an. Người đứng đầu các cấp, các ngành vào cuộc tích cực, lãnh đạo thực hiện Đề án với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, thống nhất về nhận thức và hành động, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Quá trình thực hiện đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các ngành, các cấp.
1.2. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để thống nhất về nhận thức, hành động trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân trong việc thực hiện Đề án 06. Phát huy hơn nữa vai trò của Tổ công tác triển khai Đề án 06 và Tổ công nghệ số cộng đồng các cấp trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp tham gia thực hiện, hưởng thụ thành quả của Đề án.
1.3. Nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ công trực tuyến, nhất là 25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 và 28 dịch vụ công trực tuyến theo Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định.
1.4. Đẩy mạnh ứng dụng các tiện ích của Đề án 06 đối với các lĩnh vực của đời sống, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Duy trì hiệu quả công tác cấp thẻ căn cước, định danh điện tử trên địa bàn đảm bảo 100% người dân tham gia thủ tục hành chính, dịch vụ công được định danh và xác thực điện tử; nâng cao tỷ lệ sử dụng chủ động định danh điện tử trong các hoạt động giao dịch điện tử, thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
1.5. Tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái dữ liệu phục vụ kết nối, khai thác, làm giàu dữ liệu dân cư. Duy trì dữ liệu dân cư đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống”. Đẩy mạnh làm sạch, số hóa các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ kết nối, khai thác, làm giàu dữ liệu dân cư, đáp ứng yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính và công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo.
1.6. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc triển khai các nội dung của Đề án 06. Rà soát, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo đồng bộ. Duy trì, quán triệt thực hiện đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước, an ninh, an toàn trên không gian mạng, phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ có thể làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn hệ thống bảo mật thông tin dữ liệu.
1.7. Đảm bảo nguồn nhân lực tại 3 cấp đáp ứng các yêu cầu triển khai các nhiệm vụ của Đề án 06, trong đó chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức; đề xuất cơ chế đặc thù để thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao phục vụ quản trị, điều hành hệ thống cơ sở dữ liệu. Bố trí kinh phí để đảm bảo triển khai nhanh, hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06, tập trung kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật đối với hệ thống công nghệ thông tin tại địa phương đảm bảo an ninh, an toàn mạng; đầu tư trang thiết bị đầu cuối cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện giải quyết thủ tục hành chính.
1.8. Tập trung đẩy mạnh thực hiện các mô hình điểm Đề án 06 theo Kế hoạch phối hợp số 3275/KHPH-TCTĐA06TW-TCTĐA06PT-UBND, ngày 24/8/2023 của Tổ Công tác Đề án 06 của Chính phủ và Tổ Công tác Đề án 06 của tỉnh.
1.9. Duy trì thường xuyên cơ chế kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của Đề án, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, hạn chế, đồng thời hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Thực hiện công tác sơ kết, tổng kết, gắn với công tác phát động các phong trào thi đua, khen thưởng, tạo động lực thúc đẩy, nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hiện các nhiệm vụ Đề án tại địa phương.
2. Nhiệm vụ cụ thể
(có phụ lục kèm theo)
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành, thị:
- Căn cứ chức năng, lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan, đơn vị mình và nhiệm vụ được giao tại kế hoạch này, khẩn trương xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả. Kế hoạch của các đơn vị gửi UBND tỉnh (Qua Công an tỉnh - Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) trước ngày 25/02/2024.
- Người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý của ngành đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả, tiến độ thực hiện Đề án 06 của cơ quan, đơn vị, địa phương mình phụ trách
- Duy trì thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo định kỳ hằng tuần, hằng tháng và đột xuất khi có yêu cầu về Công an tỉnh (Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công an và Văn phòng Chính phủ theo quy định. Báo cáo của các đơn vị phải đánh giá được tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, có số liệu minh chứng cụ thể, so sánh với kỳ báo cáo trước.
+ Báo cáo tuần: Gửi trước 09 giờ 00, thứ 3 hằng tuần.
+ Báo cáo tháng: Gửi trước ngày 12 hằng tháng.