Kế hoạch 359/KH-UBND năm 2021 về tăng cường giám sát tình hình trả lương, trả thưởng dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 và ổn định lao động, việc làm, quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu 359/KH-UBND
Ngày ban hành 24/12/2021
Ngày có hiệu lực 24/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Huyện Bình Chánh
Người ký Phan Thị Cẩm Nhung
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN BÌNH CHÁNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 359/KH-UBND

Bình Chánh, ngày 24 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

VỀ TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT TÌNH HÌNH TRẢ LƯƠNG, TRẢ THƯỞNG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂM DẦN NĂM 2022 VÀ ỔN ĐỊNH LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM, QUAN HỆ LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH

Căn cứ Kế hoạch số 40130/KH-SLĐTBXH ngày 06 tháng 12 năm 2020 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường giám sát tình hình trả lương, trả thưởng dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 và ổn định quan hệ lao động, việc làm, quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;

Nhằm tăng cường công tác qun lý nhà nước về lao động, đảm bo thực hiện tốt pháp luật lao động, góp phần ổn định tình hình quan hệ lao động, giúp các doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh, người lao động an tâm làm việc; theo dõi ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 đối với tình hình quan hệ lao động, việc làm, quan hệ lao động, hướng dẫn, gii quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh không xảy ra tranh chấp lao động tập thể dẫn đến ngừng việc, đình công trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022;

Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh ban hành Kế hoạch tăng cường giám sát tình hình trả lương, trả thưởng dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 và ổn định lao động, việc làm, quan hlao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Bình Chánh với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Giám sát, nắm bắt chặt chẽ tình hình thực hiện pháp luật lao động, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, áp dụng lương tối thiểu vùng, tình hình trả lương, trả thưởng cho người lao động trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 trong các doanh nghiệp; không đxảy ra tình trạng vi phạm pháp luật lao động, nợ đọng tiền lương, tiền thưởng của người lao động.

2. Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp tăng cường đối thoại, tập trung các nguồn lực đthực hiện tốt chính sách tiền lương, tiền thưng và các hoạt động chăm lo, hỗ trợ cho người lao động dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, đặc biệt là chính sách chăm lo, hỗ trợ người lao động có hoàn cnh khó khăn do tác động của dịch Covid 19.

3. Nm bt kịp thời thông tin các doanh nghiệp nht là doanh nghiệp trong lĩnh vực lưu trú, ăn ung, du lịch, vận ti, bán buôn, dệt may, giày da, sn xuất trang phục, chế biến gỗ, chế biến lương thực, thực phẩm, xây dựng... gặp khó khăn do ảnh hưởng bi dịch bệnh Covid-19 đ có gii pháp hỗ trợ, tháo g khó khăn đdoanh nghiệp sớm ổn định, khôi phục sản xuất kinh doanh, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện tốt chính sách, pháp luật lao động, góp phần ổn định tình hình quan hệ lao động tại doanh nghiệp; kiên quyết không đxảy ra tình trạng nợ lương, nợ thưởng người lao động dẫn đến nguy cơ tranh chấp và bất n trong quan hệ lao động trên địa bàn Huyện.

4. Theo dõi sát tình hình quan hệ lao động các doanh nghiệp; xử lý nhanh, dứt điểm các vụ việc tranh chấp lao động tập thvà đình công tại các doanh nghiệp, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương, quyền và lợi ích hp pháp của người lao động, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

I. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lao động, đảm bảo thực hiện tốt các chế độ, chính sách pháp luật đối với người lao động

- Tập trung thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm, tiền lương, tiền thưởng trong các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện; hướng dẫn, hỗ trợ, giải quyết kịp thời các thắc mắc, khiếu nại, kiến nghị của doanh nghiệp và người lao động trong thực hiện chính sách, pháp luật lao động.

- Tăng cường phối hợp với Bảo hiểm xã hội Huyện, Liên đoàn Lao động Huyện, Ban Qun lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp, Công an Huyện và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trong công tác quản lý nhà nước về lao động. Chủ động phòng ngừa, hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động, thực hiện các giải pháp, thúc đy xây dựng quan hệ lao động, đình công phát sinh cn nhanh chóng nắm bắt tình hình, h trcác bên tiến hành đối thoại, thương lượng để giải quyết bất đồng, không đđình công xảy ra kéo dài, lan truyền giữa các doanh nghiệp, gây ra tình trạng mất trật tự, an toàn xã hội.

- Tăng cường theo dõi, giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động trong các doanh nghiệp, nhất là việc thanh toán, không đxảy ra tình trạng nợ đọng tiền lương, tin thưởng của người lao động trong các tháng giáp Tết Nguyên đán nhâm Dần năm 2022.

- Phối hợp với Liên đoàn Lao động Huyện, Hội Doanh nghiệp Huyện tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách, pháp luật lao động nhằm ổn định mối quan hệ lao động trong trạng thái bình thường mới

- Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định mới của Bộ luật Lao động năm 2019 góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động đối với người sử dụng lao động và người lao động, quan tâm giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian ngừng việc do tác động của dịch bệnh Covid-19, quy định về trả lương, trả thưởng, thực hiện bữa ăn giữa ca, phúc lợi cho người lao động đúng với các thỏa thuận trong hợp đng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương, thưởng của doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động đngười lao động, người sử dụng lao động đối thoại, thỏa thuận, cùng nhau chia sẻ và khắc phục khó khăn trong bối cảnh bị tác động bởi đại dịch Covid-19.

- Theo dõi, nắm bắt tình hình lao động, việc làm, nhu cầu lao động, tuyển dụng, sử dụng, biến động lao động trong các doanh nghiệp, tăng cường sự phối hợp giữa Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, doanh nghiệp trong việc cung ứng, tuyển dụng lao động, đào tạo nghề cho người lao động nhất là trong bối cảnh bị tác động bởi dịch bệnh Covid-19;

- Phối hợp chặt chẽ với Liên đoàn Lao động Huyện, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp Thành phố và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn để yêu cầu các doanh nghiệp sớm công bố kế hoạch trả lương, trả thưởng, các khoản hỗ trợ cho người lao động, thời gian nghỉ trong dịp Tết trên cơ sở các thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế của doanh nghiệp và thông tin đầy đủ, kịp thời cho người lao động biết; đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn theo kế hoạch như đã thỏa thuận.

Đối với doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả lương, trả thưởng trong dịp Tết, doanh nghiệp cần thông tin, trao đi với Ban chấp hành công đoàn cơ sở (hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp) và thông tin về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Huyện để cùng phối hợp hỗ trợ xử lý.

3. Khảo sát nhanh tình hình trả lương, trả thưởng dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố tổ chức khảo sát tình hình trả lương năm 2021 và kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 (theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố).

Tổ chức khảo sát theo hai hình thức:

- Khảo sát gián tiếp thông qua Phiếu khảo sát doanh nghiệp;

- Tổ chức khảo sát trực tiếp tại doanh nghiệp thông qua phỏng vấn trực tiếp chủ sử dụng lao động, người lao động và thông qua thể hiện việc thực hiện hình thức công khai dân chủ doanh nghiệp như: niêm yết Thông báo, biên bản đối thoại định kỳ,... tập trung chọn các doanh nghiệp chưa gửi báo cáo lương, thưởng Tết hoặc đã gửi báo cáo nhưng gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 (nhất là doanh nghiệp trong lĩnh vực lưu trú, ăn uống, du lịch, vận tải, bán buôn, dệt may, giày da, sản xuất trang phục, chế biến gỗ, chế biến lương thực, thực phẩm, xây dựng) dẫn đến khó khăn trong việc trả lương, thưởng Tết; doanh nghiệp có nguy cơ nợ lương, nợ thưởng, nợ bảo hiểm xã hội đã xảy ra tranh chấp lao động tập thể, đình công trong năm 2021.

4. Nắm bắt và xử lý kịp thời các tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể tại các doanh nghiệp trên địa bàn Huyện

Theo dõi sát tình hình quan hệ lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn, nhất là các doanh nghiệp thông tin có gặp khó khăn, doanh nghiệp trong lĩnh vực lưu trú, ăn uống, du lịch, vận tải, bán buôn, dệt may, giày da, sản xuất trang phục, chế biến gỗ, chế biến lương thực, thực phẩm, xây dựng có sử dụng nhiu lao động, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hạn chế đình công xảy ra trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022; Chủ động thông tin với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động Huyện, Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp Thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp gặp gỡ để nghe ý kiến và hỗ trợ các bên tìm biện pháp giải quyết, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường khi xảy ra ngừng việc tập thể, đình công; cập nhật biến động lao động sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 để có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong trường hợp thiếu lao động, sớm ổn định sản xuất, kinh doanh.

[...]