Kế hoạch 354/KH-UBND năm 2017 đẩy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017-2020

Số hiệu 354/KH-UBND
Ngày ban hành 25/01/2017
Ngày có hiệu lực 25/01/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Võ Ngọc Thành
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
GIA LAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 354/KH-UBND

Gia Lai, ngày 25 tháng 01 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN HIỆU QUẢ, BỀN VỮNG CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2017-2020

A. Đánh giá chung về kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2016:

- Qua 6 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hệ thống chính trị các cấp và nhân dân tỉnh Gia Lai đã tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện; nhận thức của cán bộ, người dân về xây dựng nông thôn mới được nâng lên, xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng khắp trên toàn tỉnh. Đến cuối năm 2016, toàn tỉnh đã có 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.

- Tuy nhiên, kết quả thực hiện Chương trình còn chậm so với mục tiêu đề ra, có sự chênh lệch về kết quả giữa các huyện, thị xã, thành phố; chuyn dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp còn chậm, chưa thực sự gắn với xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; việc phát triển hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã còn chậm, chưa có nhiều mô hình liên kết trong sản xuất, kinh doanh ở nông thôn; chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; việc áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế; nguồn lực đầu tư của nhà nước cho Chương trình chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra; nhiều địa phương chưa phát huy được vai trò chủ thể của người dân tham gia Chương trình, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước; việc triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương có dấu hiệu chững lại.

B. Kế hoạch giai đoạn 2017-2020:

Thực hiện Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23/11/2016 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp; Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Thông báo số 322/TB-VPCP ngày 12/10/2016 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và phát động phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Chương trình số 15-CTr/TU ngày 30/6/2016 của Tỉnh ủy về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học chất lượng cao vào sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu; Quyết định số 369/QĐ-UBND ngày 30/5/2016 của UBND tỉnh về Kế hoạch hành động thực hiện “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tnh Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu, giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đẩy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tnh Gia Lai giai đoạn 2017- 2020 với những nội dung sau:

I. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới tỉnh Gia Lai đến năm 2020: phấn đấu có ít nhất 80 xã đạt chuẩn nông thôn mới và có 04 địa phương cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

II. Nhiệm vụ:

1. Nhiệm vụ chung: Các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn th, chính quyền địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của mình, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Đẩy mạnh công tác tun truyền, quán triệt sâu sắc về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và hệ thống chính trị, nhất là vai trò người đứng đầu các địa phương trong xây dựng nông thôn mới, phải xác định nông thôn mới là nông thôn của khát vọng khởi nghiệp, làm giàu, thu hút các nguồn lực phát triển và lan tỏa các giá trị bền vững.

- Quy định cụ thể bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 phù hợp với điều kiện thực tế của tnh để triển khai thực hiện. Tiến hành rà soát thực trạng nông thôn mới để tập trung chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm hoàn thành mục tiêu của Chương trình.

- Cụ thể hóa tiêu chí huyện nông thôn mới theo Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dn thực hiện tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

- Rà soát điều chỉnh, bổ sung đề án xây dựng nông thôn mới các cấp đtriển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016-2020.

- Bổ sung quy hoạch chi tiết sản xuất nông lâm nghiệp phù hợp với yêu cầu sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hóa lớn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Chỉ đạo thực hiện phát triển sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển hợp tác xã, các mô hình liên kết trong nông nghiệp. Tạo cơ chế thuận lợi cho kinh tế tập thể, kinh tế hộ, kinh tế trang trại và doanh nghiệp ở nông thôn cùng phát triển.

- Trong thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, cn tập trung các tiêu chí nhằm khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu; quan tâm đến các tiêu chí về đời sống người dân, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh, an toàn xã hội, bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc của các vùng trong tỉnh; xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu gắn liền với đô thị văn minh.

- Rà soát các cơ chế chính sách hiện có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp để vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách hiện có, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương phục vụ xây dựng nông thôn mới hiệu quả hơn.

- Lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án vào xây dựng nông thôn mới, gắn Chương trình xây dựng nông thôn mới với Chương trình giảm nghèo bền vững. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ, đồng thời huy động các nguồn lực khác vào xây dựng nông thôn mới và tăng cường các hình thức hợp tác công tư và xã hội hóa đthu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn. Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục, văn hóa, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội ở nông thôn.

- Củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị, nâng cao nhận thức và chất lượng các cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã. Tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình nhất là cán bộ cấp xã, thôn, làng... xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới theo hướng chuyên trách và chuyên nghiệp hơn. Lưu ý bố trí cán bộ, công chức có năng lực và tâm huyết đlàm chuyên trách về xây dựng nông thôn mới.

- Từng sở, ban, ngành phải xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới thuộc phạm vi chuyên môn của ngành mình đhướng dẫn và hỗ trợ các xã hoàn thành tiêu chí nông thôn mới.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; tiếp tục phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của cộng đồng dân cư đối với xây dựng nông thôn mới.

- Nghiêm túc công nhận xã, đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, đảm bảo chất lượng, thực chất, không chạy theo thành tích. Đối với những xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, cần tập trung rà soát, nâng cao chất lượng các tiêu chí để tiếp tục phấn đấu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

2. Nhiệm vụ cụ thể của các Sở, ban, ngành: Trên cơ sở triển khai các nhiệm vụ chung có liên quan đến sở, ngành; các đơn vị cần tập trung triển khai một số nhiệm vụ sau:

2.1. Sở Nông nghiệp và PTNT (Cơ quan Thường trực Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh):

- Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh triển khai cụ thể và có hiệu quả Kế hoạch hành động thực hiện “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đi khí hậu, giai đoạn 2016-2020”.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh quy định cụ thể bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, huyện nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, điều chỉnh, bổ sung Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020 và hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố điều chỉnh, bổ sung Đề án xây dựng nông thôn mới cấp huyện giai đoạn 2016-2020.

[...]