Kế hoạch 35/KH-UBND năm 2022 thực hiện Kế hoạch hành động chiến lược của Mạng lưới các chính quyền địa phương của PEMSEA về phát triển bền vững vùng bờ tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2030

Số hiệu 35/KH-UBND
Ngày ban hành 22/02/2022
Ngày có hiệu lực 22/02/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Lê Quang Nam
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 22 tháng 02 năm 2022

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CHIẾN LƯỢC CỦA MẠNG LƯỚI CÁC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CỦA PEMSEA VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG BỜ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2022-2030

Thực hiện những cam kết của thành phố Đà Nẵng tại Tuyên bố Preah Sihanouk về sự lãnh đạo của Mạng lưới các chính quyền địa phương của PEMSEA về phát triển bền vững vùng bờ (Mạng lưới PNLG) đối với Thập kỷ hành động vì sự phát triển bền vững vùng bờ và đại dương thông qua quản lý tổng hợp vùng bờ (gọi tắt là Tuyên bố Preah Sihanouk) được thông qua vào ngày 01/12/2021 trong khuôn khổ Diễn đàn Mạng lưới các chính quyền địa phương của PEMSEA về phát triển bền vững vùng bờ (Diễn đàn PNLG), với vai trò là Chủ tịch Mạng lưới PNLG nhiệm kỳ 2022-2025, UBND thành phố ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kế hoạch hành động chiến lược của Mạng lưới các chính quyền địa phương của PEMSEA về phát triển bền vững vùng bờ tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2030, cụ thể như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN

Chương trình Quản lý Tổng hợp Vùng bờ (QLTHVB) do Tổ chức các đối tác về quản lý môi trường biển Đông Á (PEMSEA) hỗ trợ được triển khai tại Đà Nẵng từ những năm 2000 và đã có những đóng góp đáng kể vào việc quản lý hiệu quả tài nguyên và môi trường vùng bờ tại thành phố Đà Nẵng.

Mạng lưới các chính quyền địa phương của PEMSEA về phát triển bền vững vùng bờ (Mạng lưới PNLG) được thành lập nhằm trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm thực hiện QLTHVB giữa các chính quyền địa phương trong khu vực Biển Đông Á. Thành phố Đà Nẵng là thành viên chính thức của Mạng lưới PNLG từ năm 2006 với tư cách là một trong những thành viên sáng lập nên Mạng lưới. Việc tham gia Mạng lưới đã mang đến cho Đà Nẵng cơ hội được trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm thực tế có giá trị trong việc quản lý tài nguyên và môi trường vùng bờ biển, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của thành phố.

Ghi nhận những nỗ lực của thành phố Đà Nẵng trong việc triển khai thực hiện QLTHVB trong hai thập kỷ qua, Giám đốc điều hành PEMSEA đã có thư gửi Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh về việc đề xuất Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Quang Nam ứng cử cho vị trí Chủ tịch Mạng lưới PNLG nhiệm kỳ 2022-20251. Trong khuôn khổ Diễn đàn Mạng lưới các chính quyền địa phương của PEMSEA về phát triển bền vững vùng bờ (Diễn đàn PNLG2) diễn ra vào ngày 01/12/2021 tại tỉnh Preah Sihanouk, Campuchia, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Quang Nam đã chính thức được bầu làm Chủ tịch Mạng lưới PNLG nhiệm kỳ 2022-2025.

Cũng trong chương trình Diễn đàn PNLG 2021, 52 thành viên chính quyền địa phương (bao gồm Đà Nẵng) đến từ 10 quốc gia3 đã cùng nhau ký Bản Tuyên bố Preah Sihanouk về sự lãnh đạo của Mạng lưới PNLG đối với Thập kỷ hành động vì sự phát triển bền vững vùng bờ và đại dương thông qua QLTHVB, trong đó thông qua Kế hoạch hành động chiến lược của Mạng lưới PNLG giai đoạn 2022-2030.

Với vai trò lãnh đạo Mạng lưới PNLG, nhằm thể hiện mong muốn của thành phố về cam kết tăng cường thực hiện QLTHVB tại địa phương cũng như chia sẻ những bài học kinh nghiệm liên quan đến công tác quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước và cả khu vực, UBND thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch hành động chiến lược của Mạng lưới PNLG tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2030.

II. MỤC TIÊU

- Tích cực tham gia cùng các thành viên trong Mạng lưới PNLG và cộng đồng toàn cầu đóng góp vào Thập kỷ hành động bằng cách triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động chiến lược của Mạng lưới PNLG đến năm 2030, tập trung vào việc tăng cường thực hiện địa phương hóa các mục tiêu phát triển bền vững đã chọn (Mục tiêu PTBV 6: Sử dụng và bảo tồn nước, Mục tiêu PTBV 11: Sáng kiến về quản lý chất thải rắn và rác thải nhựa đại dương, Mục tiêu PTBV 13: Thích ứng với biến đổi khí hậu, Mục tiêu PTBV 14: Khung đa dạng sinh học sau năm 2020/Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái của LHQ). Điều chỉnh Chương trình QLTHVB của địa phương làm cơ chế điều phối phù hợp với Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển bền vững khu vực biển Đông Á (SDS-SEA) giai đoạn 2023-2027 và Lộ trình PEMSEA đến năm 2030, trong đó có tính đến Kế hoạch thực hiện Thập kỷ Khoa học Đại dương của Liên hợp quốc 2021-2030; Khung đa dạng sinh học sau năm 2020; Thập kỷ Phục hồi Hệ sinh thái của Liên hợp quốc 2021-2030 và các hiệp định quốc tế và khu vực có liên quan khác.

- Ba thành phần chính của Kế hoạch hành động bao gồm: (01) Tăng cường quản trị và quan hệ đối tác về quản lý tài nguyên và môi trường biển và hải đảo; (02) Triển khai các chương trình quản lý liên quan đến 04 mục tiêu phát triển bền vững (Mục tiêu PTBV 6: Sử dụng và bảo tồn nước, Mục tiêu PTBV 11: Sáng kiến về quản lý chất thải rắn và rác thải nhựa đại dương, Mục tiêu PTBV 13: Thích ứng vơi biến đi khí hậu, Mục tiêu PTBV 14: Khung đa dạng sinh học sau năm 2020/Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái của LHQ); và (03) nâng cao năng lực giám sát, đánh giá và báo cáo.

III. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ

Kế hoạch hành động gồm 03 nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Tăng cường quản trị và quan hệ đối tác về quản lý tài nguyên và môi trường biển và hải đảo

- Tăng cường cơ chế điều phối (Ban Chỉ đạo về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, trước đây là Ban Chỉ đạo về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo). Tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực cho cơ quan thực hiện chức năng quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

- Tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực cho các cơ quan quản lý, lực lượng làm nhiệm vụ thực thi pháp luật, làm công tác điều tra cơ bản; tăng cường hợp tác đào tạo, có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, huy động các chuyên gia trong nước và quốc tế phục vụ cho quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

- Tăng cường công tác lập quy hoạch, kế hoạch làm định hướng lâu dài cho việc khai thác tài nguyên biển theo hướng bền vững.

- Tổ chức cập nhật Chiến lược QLTHVB của địa phương phù hợp với Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển bền vững khu vực biển Đông Á (SDS-SEA) giai đoạn 2023-2027 và Lộ trình PEMSEA đến năm 2030, trong đó có tính đến Kế hoạch thực hiện Thập kỷ Khoa học Đại dương của Liên hợp quốc 2021-2030; Khung đa dạng sinh học sau năm 2020; Thập kỷ Phục hồi Hệ sinh thái của Liên hợp quốc 2021-2030 và các hiệp định quốc tế khu vực có liên quan khác.

- Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý, giữa Nhà nước và cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và các bên liên quan trong việc quản lý, sử dụng tài nguyên biển.

- Xây dựng, nhân rộng và duy trì các mô hình đồng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.

- Tham gia các chương trình nâng cao năng lực về QLTHVB của Mạng lưới PNLG. Phối hợp với PEMSEA và Ban Thư ký Mạng lưới PNLG xây dựng các chương trình tập huấn, đào tạo về QLTHVB cho các cán bộ quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư ven biển tại địa phương.

- Tham gia Diễn đàn PNLG thường niên, các hoạt động của Mạng lưới PNLG và các sự kiện khu vực hoặc quốc tế khác có liên quan (Tuần lễ Đại dương Thế giới Hạ Môn, Đại hội Biển Đông Á, Diễn đàn Đại dương Toàn cầu, v.v.).

- Xây dựng hệ thống quản lý tri thức và chia sẻ thông tin về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

- Tích cực liên kết với các mạng lưới khác để góp phần mở rộng thành viên PNLG.

2. Triển khai các chương trình quản lý liên quan đến 04 mục tiêu phát triển bền vững đã lựa chọn

Tăng cường triển khai thực hiện Quyết định số 3442/QĐ-UBND ngày 15/9/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của thành phố Đà Nẵng, trong đó tập trung vào 04 mục tiêu PTBV đã được lựa chọn như sau:

2.1. Mục tiêu PTBV 6: Sử dụng và bảo tồn nước

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ