Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 35/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 126/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 do tỉnh Kiên Giang ban hành

Số hiệu 35/KH-UBND
Ngày ban hành 13/02/2018
Ngày có hiệu lực 13/02/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Phạm Vũ Hồng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 13 tháng 02 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 126/NQ-CP NGÀY 29/11/2017 VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện năm 2018 và đến năm 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với công tác đấu tranh PCTN; khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác PCTN; thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Kế hoạch số 73-KH/TU ngày 12/4/2017 của Ban thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 10-KL/TW ngày 26-12-2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa X, đồng thời xác định các nhiệm vụ trọng tâm để tạo chuyển biến rõ rệt đối với công tác PCTN.

Kế hoạch này đồng thời là kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về PCTN đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, là căn cứ để các cơ quan, ban, ngành và đoàn thể cụ thể hóa xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp PCTN.

2. Yêu cầu

- Trong quá trình tổ chức thực hiện phải bảo đảm quán triệt quan điểm, mục tiêu, giải pháp của Đảng và Nhà nước và đáp ứng yêu cầu thực tiễn tại cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác phòng, chống tham nhũng, trên quan điểm lấy phòng ngừa là chính, cơ bản lâu dài; trước mắt tập trung xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng.

- Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng; không có vùng cấm, không có trường hợp ngoại lệ, không có đặc quyền trong xử lý tham nhũng.

- Các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch này được triển khai thực hiện phải đảm bảo tính khả thi, mang tính thực tế, tránh hình thức.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị

- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xác định công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, cấp bách đtập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Tiếp tục tổ chức quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy và UBND tỉnh như: Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X; Quy định số 65-QĐ/TW ngày 03-02-2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chỉ đạo, định hướng cung cấp thông tin tuyên truyền về PCTN; Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 13/9/2016 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 11-7-2016 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07-12-2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 01/7/2017 của UBND tỉnh về việc thực hiện Kế hoạch số 73-KH/TU ngày 12/4/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Kết luận số 10-KL/TW ngày 26-12-2016 của Bộ Chính trị; gắn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí với việc thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyn hóa" trong nội bộ.

- Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải gương mẫu và dành thời gian thích hợp để trực tiếp chỉ đạo một cách quyết liệt công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình; chủ động thực hiện tốt các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí và các hành vi bao che, cản trở việc chống tham nhũng, nhất là các vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp dư luận xã hội quan tâm. Thực hiện nghiêm quy định của Đảng, Nhà nước về tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phòng ngừa, chế tài xử lý người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng.

- Cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý phải gương mẫu thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN với phương châm "Cán bộ phải gương mẫu hơn nhân viên, cán bộ giữ chức vụ càng cao thì càng phải gương mẫu"; cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, không suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Hàng năm, việc bình xét thi đua khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân phải được đánh giá cả tiêu chí hiệu quả công tác PCTN trong tổ chức, cơ quan, đơn vị.

2. Tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, công chức, viên chức; hoàn thiện, thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức, cán bộ

- Các cấp, các ngành thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về công tác tổ chức, cán bộ; triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 29-12-2017 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập".

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nhất là việc thực hiện quy tắc ứng xử, việc luân chuyển, việc chuyển đi vị trí công tác, những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm. Thực hiện tốt việc tạm đình chỉ công tác của cán bộ, công chức, viên chức để thẩm tra xác minh, kết luận, xử lý kịp thời khi có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí.

- Thực hiện nghiêm quy định của Quy định số 916-QĐ/TU ngày 09-01-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy quy định về luân chuyn cán bộ; Quyết định số 26/2017/QĐ-UBND, Quyết định số 28/2017/QĐ-UBND ngày 28/7/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định về phân cấp việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh; Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND ngày 28/7/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đối với công chức, viên chức giữ chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Thực hiện nghiêm việc xử lý, điều chuyển, miễn nhiệm, thay thế cán bộ lãnh đạo quản lý có biểu hiện tham nhũng, lãng phí gây nhiều dư luận; thực hiện tốt chủ trương bố trí, đề bạt, bổ nhiệm một số chức danh cán bộ lãnh đạo cấp huyện không phải là người địa phương ở những nơi có điều kiện; không bố trí, đề bạt, bổ nhiệm những người có mối quan hệ gia đình cùng làm một số công việc dễ xảy ra tham nhũng.

- Thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, cải cách chế độ công vụ, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức theo Nghị quyết số 39-NQ/TW; Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; hoàn chỉnh Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp.

- Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm phải bị xử lý nghiêm minh, kịp thời; đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng với kỷ luật của Nhà nước.

3. Kiểm soát tài sản, thu nhập; tăng cường công khai, minh bạch trong thực thi công vụ

- Các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03-01-2014 của Bộ Chính trị “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản”; Quy định số 723-QĐ/TU ngày 05-7-2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ và Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định về minh bạch tài sản, thu nhập, trong đó cần tập trung việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; việc thực hiện trình tự, thủ tục kê khai, tài sản kê khai; kiểm tra, giám sát, xác minh việc kê khai, trách nhiệm giải trình việc tăng, giảm tài sản, những khoản chi tiêu, giao dịch có giá trị lớn; xử lý nghiêm người có nghĩa vụ kê khai không trung thực; thẩm định, xác minh về kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức trước khi đề bạt, bổ nhiệm và công khai đúng quy định; thực hiện các quy định về thanh toán, giao dịch không dùng tiền mặt, việc trả lương qua tài khoản đối với cán bộ, công chức, viên chức.

- Trong năm 2018 tiến hành rà soát lại các đối tượng thuộc diện phải kê khai; tổ chức kê khai, công khai đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, thời gian.

- Thực hiện nghiêm việc công khai minh bạch trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương theo quy định của pháp luật, nhất là công khai, minh bạch về quy hoạch, đầu tư, đất đai, tài chính, tài sản công, các thủ tục hành chính...; đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.

4. Hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội; đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng.

Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trực tiếp chỉ đạo rà soát, sửa đổi, ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định, văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, vướng mắc, không còn phù hợp để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác PCTN, trong đó cần tập trung rà soát: (1) Các quy định về phòng, chống tham nhũng trong nội bộ các cơ quan, đơn vị, địa phương. (2) Các quy định, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội, nhất là các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao như: Đầu tư xây dựng; thu, chi ngân sách; quản lý, mua sắm, sử dụng tài sản công; quản lý doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cphần có vốn nhà nước; đất đai, tài nguyên, khoáng sản; thuế, ngân hàng, hải quan; chế độ, định mức, tiêu chuẩn. (3) Các quy định, quy chế, hướng dẫn về công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra; về kiểm soát người có chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

[...]