ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3469/KH-UBND
|
Bình Dương, ngày
13 tháng 11 năm 2013
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2014 CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG
Căn cứ công văn số 5400/BKHĐT-HTX,
ngày 29/7/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế tập thể năm 2014. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế tập thể (KTTT) năm 2014 như sau:
A. ĐÁNH GIÁ TÌNH
HÌNH KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2013
I. Tình hình kinh
tế tập thể 6 tháng đầu năm 2013
1. Tình hình thực
hiện các mục tiêu kế hoạch
1.1. Tổ hợp tác
Tổ hợp tác (THT) hiện có 315 tổ. Các
tổ tự nguyện hoạt động trên cơ sở hợp đồng hợp tác tương trợ nhau về vốn, giúp
nhau kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho lao động phổ
thông. Đa số các THT còn lại là do các đoàn thể tổ chức thành lập và hoạt động
trong các lĩnh vực như: chăn nuôi, trồng trọt, tổ dịch vụ, vần đổi công. Nhìn
chung, các THT hiện nay trên địa bàn tỉnh hoạt động không ổn định mà chỉ tổ chức
hoạt động theo thời vụ.
1.2. Hợp tác xã
Trong 6 tháng đầu năm 2013, đã tuyên
truyền vận động thành lập mới được 08/14 hợp tác xã (HTX) bao gồm: HTX NN-DV-TM
Đại Lộc, HTX VT Hải Phương, HTX Đức Phước Hạnh, HTX Minh Trí, HTX DV-MT
Bình Thung, HTX NN-DV-TM Hưng Nghiệp, HTX Duy Hiển, HTX XD Tiếng An, với 65 xã
viên, vốn điều lệ 13,14 tỷ đồng, đạt 57% so với kế hoạch năm 2013, lũy kế đến
nay toàn tỉnh có 119 HTX với 48.473 xã viên, vốn điều lệ 619,8 tỷ đồng. Các HTX
được thành lập ở các đơn vị (Thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, huyện Bến
Cát, huyện phú Giáo và huyện Dầu Tiếng). Trong đó, các HTX ở từng lĩnh vực như
sau: Vận tải: 24 HTX, Nông nghiệp: 22 HTX, Tiểu thủ công nghiệp:16 HTX, Xây dựng:
15 HTX, Thương mại: 32 HTX và QTDND: 10.
Về hoạt động sản xuất, kinh
doanh: Trong 06 tháng đầu năm năm 2013 do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu
nói chung và Việt Nam nói riêng nên tình hình sản xuất kinh doanh của HTX cũng
gặp nhiều khó khăn, giá trị sản xuất kinh doanh, dịch vụ giảm so với cùng kỳ
năm 2012, tổng doanh thu ước đạt 621 tỷ đồng, đạt 40% so kế hoạch năm 2013, thu
nhập bình quân từ 3,5 triệu đến 04 triệu đồng/lao động/tháng.
* Hoạt động của HTX theo từng
lĩnh vực
- Về Nông nghiệp: Có 22 HTX (phát triển
mới 05 HTX), hoạt động của các HTX thực hiện một số khâu dịch vụ kinh tế hộ xã
viên như chuyển giao khoa học kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm, cung ứng giống, vật
tư, dịch vụ phục vụ nông nghiệp ổn định như HTX Thanh Tân, HTX Tân Ba, Hiệp Lực,
Phước Thái… thu nhập bình quân từ 2,5 triệu đến 03 triệu đồng/người/tháng. Tuy
nhiên, lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều khó khăn, nhất là bị tác động bởi giá cả
thị trường và điều kiện tổ chức sản xuất, từ đó một số HTX không còn hoạt động
như: HTX Bình Dương Nấm, HTX Hương Quê, HTX Ba Ngọc…đang được xem xét và yêu cầu
giải thể bắt buộc theo Luật HTX.
- Về Tiểu thủ Công nghiệp: Có 16 HTX,
các HTX hoạt động hiệu quả như: HTX Phước Thành, HTX Thép Toàn Lực, Thuận Lợi…
thu nhập bình quân từ 3,5 đến 04 triệu đồng/người/ tháng. Các HTX khai thác
khoáng sản hoạt động cầm chừng do nguồn nguyên liệu đã cạn kiệt hoặc nằm trong
quy hoạch các khu công nghiệp, nên rất khó khăn cho việc phát triển và ổn định
lâu dài.
Về Vận tải: Có 24 HTX (phát triển mới
01 HTX): Đa số các HTX hoạt động tương đối ổn định theo mô hình dịch vụ, vận
chuyển hành hóa, hành khách, hợp đồng du lịch góp phần phục vụ nhu cầu đi lại của
người dân, vận chuyển hàng hóa phục vụ cho các ngành kinh tế và đời sống dân
sinh trong và ngoài tỉnh, tạo thêm việc làm và thu nhập cho xã viên, từ đó có
nhiều HTX hoạt động hiệu quả như: HTX VT Bình Dương, HTX VT Hữu Nghị, HTX Minh
Giang, HTX vận tải Bến Cát… Thu nhập lao động bình quân từ 5 đến 5,5 triệu đồng/người/tháng.
- Về Thương mại – Dịch vụ: Có 32 HTX
(phát triển mới 01 HTX) kinh doanh các lĩnh vực mua bán, dịch vụ môi trường,
thu mua, chế biến tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu; làm các dịch vụ, cung ứng các
vật tư thiết yếu cho các hộ xã viên, mở rộng địa bàn kinh doanh. Các HTX môi
trường hoạt động tương đối ổn định, tổ chức thu gom rác góp phần giải quyết việc
làm cho xã viên và hạn chế ô nhiễm môi trường như: HTX Bình An, HTX Đông Hòa,
HTX An Sinh…Thu nhập bình quân lao động từ 03 đến 3,5 triệu đồng/người/tháng.
- Về Xây dựng: Có 15 HTX (phát triển
mới 01 HTX) tập trung trong lĩnh vực xây dựng như: san lấp mặt bằng, xây dựng
công trình dân dụng, thi công đường giao thông… Một số HTX tổ chức liên kết với
các doanh nghiệp nhằm giải quyết việc làm thường xuyên cho xã viên và người lao
động. Các HTX khá trước đây tiếp tục duy trì hoạt động như HTX Thanh Long, Công
Minh, Công Thành… Các HTX chỉ thi công xây dựng, sửa chữa nhỏ như: nhà ở, cầu cống,
kênh mương, đường giao thông nông thôn, những công trình không phải qua đấu thầu.
Tuy nhiên, các HTX ở lĩnh vực xây dựng chưa có đầy đủ năng lực để tham gia đấu
thầu các công trình lớn. Thu nhập của người lao động bình quân từ 04 đến 4,5
triệu đồng/người/tháng.
- Về Quỹ tín dụng nhân dân: Các Quỹ
tín dụng đều hoạt động hiệu quả, tăng trưởng ổn định; tổng vốn huy động đạt
1.219 tỷ đồng, tăng 3,4% so với đầu năm và tăng 8,6% so với cùng kỳ; dư nợ đạt
819 tỷ đồng, tăng 8,3% so với đầu năm và tăng 15,3% so với cùng kỳ, nợ xấu chiếm
0,97% tổng dư nợ. Các Quỹ hoạt động có hiệu quả như: QTD An Thạnh, Phước Hòa,
Phú Hòa, Thanh Tuyền… đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho dân cư trên địa bàn, mở rộng
ngành nghề sản xuất kinh doanh phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội góp phần
giải quyết việc làm, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở địa phương.
2. Kết quả thực hiện
cơ chế, chính sách phát triển KTTT
2.1. Tình hình triển khai Luật và các
văn bản hướng dẫn
Uỷ ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt và
cấp kinh phí từ ngân sách địa phương cho Liên minh HTX tổ chức 01 lớp bồi dưỡng
cán bộ HTX, đối tượng là chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, kế toán trưởng và cán bộ
chuyên môn nghiệp vụ thời gian là 13 ngày, lên lớp có 37 học viên tham dự.
2.2. Bộ máy quản lý Nhà nước về KTTT
Trong thời gian qua, ủy ban Nhân dân
tỉnh tiếp tục giao Liên minh hợp tác xã tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo tình hình
KTTT của tỉnh.
- Quản lý Nhà nước về KTTT ở cấp huyện,
ngay khi Nghị định 14/CP của Chính phủ có hiệu lực, UBND cấp huyện đã giao lĩnh
vực này cho phòng Tài chính - Kế hoạch quản lý và đi vào hoạt động ổn định. Hiện
tại còn 03 huyện giao phòng Kinh tế quản lý (Tân Uyên, Phú Giáo và Bến Cát).
- Các sở, ngành quản lý nhà nước về
lĩnh vực HTX có Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn đã có Chi cục phát triển
Nông thôn, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương có phòng thanh tra, còn
lại các Sở Công Thương, Giao thông Vận tải tuy chưa hình thành phòng hoặc bộ phận
nhưng cũng đã phân công 01 cán bộ kiêm nhiệm theo dõi tình hình HTX thuộc
ngành.
2.3. Vận dụng thực hiện chính sách đối
với KTTT
Thực hiện Nghị định 88/2005/NĐ-CP
ngày 11/7/2005 của Chính phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết
định số 31/2009/QĐ-UBND, ngày 15/052009 và Quyết định số 51/2012/QĐ-UBND, ngày
26/11/2012 “về việc ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích
phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương”; đồng thời chỉ đạo các
ngành hữu quan tham mưu UBND tỉnh vận dụng thực hiện một số chính sách đối với
KTTT, cụ thể đã vận dụng được các chính sách như:
- Trong 6 tháng đầu năm 2013, Quỹ hỗ
trợ phát triển HTX xét cho vay ngắn hạn 03 dự án với số tiền 700 triệu đồng,
lũy kế đến nay là 12 dự án, tổng dư nợ với số tiền 13,997 tỷ đồng. Nhìn chung
các HTX được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả bảo đảm
thực hiện hoàn trả vốn đúng quy định để góp phần cho HTX mở rộng sản xuất kinh
doanh, giải quyết thêm lao động, tăng thu nhập nâng cao đời sống cho xã viên, đồng
thời giới thiệu vay từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm 1 dự án cho 01 HTX với
số tiền 400 triệu đồng.
- Phối hợp với sở Khoa học và Công
nghệ tổ chức cho các HTX đi khảo sát thực tế mô hình sản xuất gạch không nung tại
tỉnh Sóc Trăng và tổ chức giới thiệu công nghệ sản xuất gạch không nung tại trụ
sở Liên minh HTX tỉnh Bình Dương. Ngoài ra còn hỗ trợ cho mỗi HTX mới thành lập
là 30 triệu đồng.
3. Đánh giá chung
3.1. Những kết quả đạt được
- Các tổ hợp tác đã giúp kinh tế hộ
khắc phục được một số hạn chế, yếu kém về vốn, công nghệ kỹ thuật, kinh nghiệm sản
xuất và phát huy được vai trò của tập thể, giúp các hộ thành viên sử dụng có hiệu
quả hơn về đất đai, nguồn nguyên liệu tại chỗ, lao động, vật tư và tiếp nhận
thông tin, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, mở mang
ngành nghề, tạo việc làm và thu nhập cho bộ phận lao động nông nghiệp; góp phần
chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
- Trong 6 tháng đầu năm, các HTX tiếp
tục được củng cố và chú trọng chấn chỉnh nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất -
kinh doanh từng bước khắc phục những tồn tại thiếu sót trong tổ chức và hoạt động,
hoàn chỉnh phương án sản xuất kinh doanh, kết hợp dịch vụ với kinh doanh tổng hợp.
Các HTX mới thành lập đảm bảo đầy đủ các quy định theo Luật HTX, huy động được
nguồn lực, đa dạng hóa ngành nghề, chủ động góp vốn đầu tư, đổi mới công nghệ,
nhà xưởng thiết bị sản xuất, mở rộng quy mô tạo thêm sản phẩm mới, liên kết với
các thành phần kinh tế, công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để phát triển
sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả cho HTX, xã viên, giải quyết việc làm cho
người lao động. Bên cạnh sự năng nổ của cán bộ quản lý, sự đồng tình, đoàn kết
cao của xã viên, cũng cần có sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp các ngành và của
các doanh nghiệp; nhất là các doanh nghiệp trực tiếp là đối tác làm ăn với hợp
tác xã.
3.2. Hạn chế
Bên cạnh kết quả đạt được cũng còn một
số mặt hạn chế sau:
- Việc triển khai quán triệt Nghị quyết
và Chương trình hành động đối với KTTT chỉ tập trung trong tổ chức Đảng, cán bộ
đảng viên. Các đối tượng tuyên truyền chủ yếu mới đến được cán bộ các đoàn thể ở
cơ sở, số đông quần chúng nhân dân chưa được hiểu sâu về KTTT. Việc phối hợp giữa
các cấp, các ngành, phương tiện, thông tin đại chúng, tài liệu trong công tác
tuyên truyền còn hạn chế.
- Tổ hợp tác: hầu hết sản xuất theo
mô hình thuần nông, khả năng sản xuất hàng hóa không đồng đều và còn nhiều khó
khăn trong tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
- Do tiếp tục chịu ảnh hưởng khủng hoảng
kinh tế nên kết quả sản xuất kinh doanh của các HTX đạt thấp, một số HTX hoạt động
với tính chất cầm chừng để tìm thị trường, số HTX ngưng hoạt động còn cao so với
kế hoạch đề ra, một số HTX chưa tuân thủ các quy định của Luật HTX, việc huy động
nguồn vốn trong nội bộ xã viên còn hạn chế, những khó khăn về nội tại của HTX
chậm được khắc phục, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ thành viên trong Liên
minh HTX còn một số HTX chưa chấp hành tốt như: chế độ hội họp, báo cáo, nộp hội
phí.
3.3. Nguyên nhân hạn chế
- Công tác quản lý Nhà nước về KTTT
tuy đã được sắp xếp, nhưng cán bộ làm tham mưu cho lãnh đạo sở, ngành và cấp ủy,
chính quyền các cấp chủ yếu làm kiêm nhiệm, chắp vá nên khó phát huy hiệu quả.
Mặt khác, các ngành các cấp chưa thể chế hóa Nghị quyết về KTTT của Đảng bằng
các đề án, kế hoạch công tác của ngành và địa phương.
- Nhận thức của một bộ phận cán bộ
các ngành và địa phương nhất là cán bộ lãnh đạo cơ sở chưa thấy được vai trò, vị
trí của kinh tế tập thể, nên chưa có sự quan tâm đúng mức.
- Nội lực các HTX về vốn, cơ sở vật
chất, trình độ quản lý còn hạn chế, thiếu định hướng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh.
- Một số chính sách hỗ trợ HTX của tỉnh
tuy có quan tâm, nhưng do năng lực, trình độ cán bộ quản lý HTX còn yếu, việc lập
phương án sản xuất kinh doanh và tài sản bảo đảm vay vốn ở một số HTX chưa đáp ứng
yêu cầu, nên các HTX đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ còn thấp.
II. Dự kiến khả
năng thực hiện 6 tháng cuối năm 2013
1. Các giải pháp chủ yếu thực hiện
nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013
- Tiếp tục công tác tuyên truyền, tập
huấn về KTTT cho 7 huyện, thị, thành phố và tổ chức 01 lớp tổ hợp tác để hoàn
thành kế hoạch đề ra.
- Các Sở, ngành chức năng phối hợp với
UBND huyện, thị xã và thành phố tập trung kiểm tra, khảo sát tình hình hoạt động
của các hợp tác xã được xác định là yếu kém do ngưng hoạt động, thành lập nhưng
chưa hoạt động…để có hướng củng cố đưa vào hoạt động đúng tính chất, nguyên tắc
hợp tác xã theo Luật hợp tác xã năm 2012. Những trường hợp không thể củng cố được
thì kiên quyết vận động giải thể tự nguyện, giải thể bắt buộc hoặc chuyển sang
loại hình tổ hợp tác, doanh nghiệp phù hợp; phấn đấu đến cuối năm không còn hợp
tác xã tồn tại trên danh nghĩa.
- Các cấp ủy, các ngành các cấp và mặt
trận, đoàn thể các cấp nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc củng cố, phát
triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên
của ngành và địa phương để từ đó có kế hoạch tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên
truyền, vận động phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã theo ngành và địa phương; phấn
đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho cả năm 2013 (phát triển 14 HTX ).
- Các Sở, ngành, huyện, thị xã triển
khai xây dựng chương trình hành động của ngành, địa phương và tăng cường lãnh đạo
thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) “về tiếp tục đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”; triển khai thực hiện các Chương
trình phối hợp hoạt động đã ký kết cho cả giai đoạn 2012-2015 và hàng năm.
- Liên minh HTX tham mưu Tỉnh ủy tổ
chức Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành
Trung ương (Khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh
tế tập thể.
2. Dự kiến khả năng thực hiện cả năm
- Hoàn thành công tác tuyên truyền, tập
huấn, bồi dưỡng về KTTT theo kế hoạch đề ra.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật
HTX năm 2012, vận động thành lập các hình thức kinh tế tập thể, trong đó quan
tâm phát triển hợp tác xã ở những địa phương đang thực hiện xây dựng nông thôn
mới, phấn đấu thực hiện đạt chỉ tiêu phát triển hợp tác xã theo kế hoạch đề ra.
Các nội dung tuyên truyền, vận động cần tập trung là: các chủ trương, chính
sách phát triển kinh tế tập thể của Trung ương, Chính Phủ và địa phương; Chương
trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) của Đảng về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn; giới thiệu các mô hình tiên tiến; hướng dẫn xây dựng các mô
hình mới…
- Về phát triển hợp tác xã: 6 tháng đầu
năm đã thành lập mới được 08 hợp tác xã; dự báo đến cuối năm sẽ tiếp tục vận động
thành lập 06 hợp tác xã, cơ bản hoàn thành kế hoạch năm (14/14 HTX đạt tỷ lệ
100%).
- Tỷ lệ cán bộ chủ chốt HTX qua bồi
dưỡng đạt 100% kế hoạch.
- Thu nhập bình quân của người lao động
khu vực HTX đến cuối năm 2013 đạt 3,5 – 4,5 triệu đồng/người/tháng.
- Tỷ lệ hợp tác xã tham gia thành
viên của Liên minh hợp tác xã đạt 88%.
B. ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN KTTT NĂM 2014
I. Dự báo những thuận lợi, khó
khăn
1. Những thuận lợi
- Sau khi Luật HTX năm 2012 có hiệu lực,
Chính phủ sẽ ban hành Nghị định để thi hành và các Bộ, ngành sẽ có thông tư hướng
dẫn để tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
- Các chính sách khuyến khích phát
triển KTTT theo Nghị định của Chính phủ sẽ được các Bộ, ngành thể chế hóa và hướng
dẫn thực hiện; đồng thời Nhà nước ban hành một số chính sách mới sẽ là cơ sở
pháp lý, là động lực tạo điều kiện cho KTTT phát triển.
- Việc triển khai quán triệt và tổ chức
chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của Đảng, Chương trình hành động của Tỉnh ủy và nhất
là việc ban hành một số chính sách hỗ trợ của Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ đem lại
hiệu quả thiết thực đối với HTX.
- Tuy còn nhiều khó khăn nhưng vai
trò, vị trí của KTTT ngày càng được khẳng định thông qua việc đóng góp vào sự
phát triển kinh tế xã hội địa phương; thúc đẩy kinh tế hộ phát triển; giải quyết
việc làm và thu nhập cho người lao động, đặc biệt là trong nông nghiệp, nông
thôn.
- Quỹ hỗ trợ phát triển HTX đã trực
thuộc Liên minh HTX quản lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi hướng dẫn cho các HTX tiếp
cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển quy mô sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm
góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
2. Những khó khăn
- Việc cụ thể hóa các chính sách,
pháp luật của Đảng và Nhà nước về KTTT ở các Bộ, ngành Trung ương chưa kịp thời
(Luật HTX năm 2012 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2013 nhưng đến nay
Chính phủ chưa có Nghị định hướng dẫn thi hành Luật HTX).
- Hợp tác xã còn yếu về nhiều mặt:
quy mô nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, trình độ công nghệ lạc hậu, thiếu
vốn, thiếu thông tin thị trường, trình độ quản lý còn yếu kém…cùng với giá cả
thị trường biến động khó lường đã ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất, kinh
doanh của hợp tác xã.
II. Định hướng, mục tiêu và giải
pháp phát triển KTTT năm 2014
1. Định hướng chung về phát triển
KTTT
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động
KTTT, phát triển kinh tế tập thể gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới và
các chương trình kinh tế xã hội của tỉnh.
- Mở rộng liên doanh, liên kết, phát
triển các mô hình kinh tế hợp tác HTX, quy mô khác nhau theo hướng công nghiệp
hóa hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng chung của tỉnh.
- Phát triển và nhân rộng các mô hình
HTX điển hình tiên tiến trong các ngành, lĩnh vực theo Luật hợp tác xã năm
2012, đặc biệt là những ngành, lĩnh vực như: hợp tác xã quản lý kinh doanh chợ,
hợp tác xã nhà ở, hợp tác xã dịch vụ nhà trọ, hợp tác xã vệ sinh môi trường, hợp
tác xã suất ăn công nghiệp, hợp tác xã ngành nghề nông thôn, hợp tác xã chế biến
tiêu thụ nông sản, hợp tác xã trang trại...tiến tới xoá trắng xã không có hợp
tác xã.
- Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng
hoạt động của hợp tác xã hiện có, thu hút thêm xã viên, vận động xã viên góp
thêm vốn; đầu tư đổi mới, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, mở rộng quy mô,
lĩnh vực hoạt động; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
tiêu thụ hàng hóa; vận động các hợp tác xã xây dựng các tổ chức chính trị - xã
hội trong hợp tác xã; kiên quyết xử lý các hợp tác xã hình thức, hoạt động cầm
chừng, thua lỗ kéo dài hoặc vi phạm Luật và Điều lệ hợp tác xã.
2. Mục tiêu
- Rà soát và củng cố các tổ hợp tác
hiện có trên địa bàn.
- Tổ chức vận động phát triển thành lập
mới 15 HTX.
- Tăng trưởng khu vực KTTT đạt 5%/năm
trở lên.
- Hợp tác xã loại khá, giỏi đạt 55%,
hợp tác xã trung bình đạt 40% và yếu kém còn dưới 5%.
- Tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã qua
bồi dưỡng, đào tạo đạt 100% trở lên, trong đó trung cấp và đại học đạt 40%.
- Thu nhập bình quân một lao động
trong hợp tác xã đạt trên 4,5 triệu đồng/người/tháng.
- Tỷ lệ hợp tác xã tham gia thành
viên của Liên minh hợp tác xã đạt 90%.
3. Các giải pháp thực hiện:
- Các sở, ngành, các cấp bằng nhiều
biện pháp phối hợp chặt chẽ với Liên minh HTX tham mưu UBND tỉnh bổ sung một số
chính sách hỗ trợ phù hợp với Luật HTX năm 2012. Tiếp tục đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, tập huấn những quan điểm chỉ đạo cũng như vai trò, vị trí và sự cần
thiết của KTTT trong nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập với nền
kinh tế quốc tế. Đối tượng tuyên truyền, tập huấn tập trung chủ yếu là cán bộ
chủ chốt ở cấp xã, phường, thị trấn; cán bộ mặt trận và các đoàn thể ở chi hội
cơ sở, cán bộ tổ hợp tác, các chủ trang trại, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi
và mở rộng ra quần chúng nhân dân. Kinh phí cho công tác này do ngân sách địa
phương của tỉnh hỗ trợ thông qua kế hoạch cụ thể của Liên minh HTX tỉnh.
- Các sở ngành và các địa phương căn
cứ kế hoạch này và tình hình cụ thể của đơn vị xây dựng kế hoạch phát triển
KTTT năm 2014.
- Tiếp tục củng cố kiện toàn tổ chức
Liên minh HTX và củng cố Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển KTTT các cấp và bộ phận
theo dõi KTTT ở các sở, ngành, đoàn thể; cấp huyện, thị, thành phố mỗi đơn vị
phải có cán bộ chuyên trách làm tham mưu trong lĩnh vực này; đồng thời tăng cường
kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước đối với KTTT của cấp
trên đối với cấp dưới, của sở, ngành đối với địa phương cơ sở.
- Các sở, ngành, mặt trận tổ quốc,
các tổ chức đoàn thể, Ủy ban Nhân dân các cấp phối hợp chặt chẽ với Liên minh
HTX tỉnh trong xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển KTTT; thường
xuyên kiểm tra theo dõi việc thực hiện nghị quyết Trung ương; Chương trình hành
động của Tỉnh ủy; kế hoạch của ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển KTTT; định kỳ
sơ kết, báo cáo kết quả với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự Đảng, Ủy ban nhân
dân tỉnh.
C. CÁC GIẢI
PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KTTT:
I. Kinh phí hỗ
trợ KTTT bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước năm 2014
1. Hỗ trợ thành lập mới HTX: Hỗ trợ
15 HTX thành lập mới theo quy định của tỉnh. Nguồn kinh phí được hỗ trợ từ ngân
sách địa phương phân bổ cho UBND các huyện, thị, thành phố quản lý và giải quyết
theo thực tế.
2. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
KTTT: 264.650.000 đồng.
2.1. Bồi dưỡng cán bộ HTX:
- Số lượng 01 lớp, 40 học viên.
- Đối tượng: Chủ nhiệm, phó Chủ nhiệm,
kiểm soát và kế toán.
- Thời gian 13 ngày liên tục (Trong
đó có 03 ngày đi khảo sát thực tế).
- Giáo trình do Liên minh HTX Việt
Nam biên soạn (một số vấn đề cơ bản về HTX và tập trung triển khai Luật HTX năm
2012).
- Kinh phí: 91.350.000 đồng (bao gồm
tiền tài liệu, văn phòng phẩm, tổ chức lớp, khảo sát thực tế, giảng viên, báo cáo
viên, hỗ trợ ăn trưa học viên, thuê hội trường…).
2.2. Bồi dưỡng cán bộ tổ hợp tác:
- Số lượng 01 lớp, 160 học viên.
- Đối tượng là tổ trưởng hoặc tổ phó ở
những tổ hợp tác mang yếu tố kinh tế rõ nét.
- Thời gian 7 ngày liên tục (Trong đó
có 02 ngày đi khảo sát thực tế).
- Giáo trình do Liên minh HTX Việt Nam biên soạn.
- Nội dung: Một số vấn đề cơ bản về
HTX và tập trung triển khai Luật HTX năm 2012; nông nghiệp sản xuất kỹ thuật
cao; kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh; môi trường pháp luật trong kinh doanh; kỹ
năng đàm phán và ký hợp đồng.
- Kinh phí cho 01 lớp: 173.300.000 đồng
(bao gồm tiền tài liệu, tổ chức lớp khảo sát thực tế, giảng viên, hỗ trợ ăn
trưa học viên, thuê hội trường…).
3. Hỗ trợ tuyên truyền, tập huấn
KTTT: 189.043.040 đồng.
Tổ chức 07 lớp tuyên truyền tập huấn
cho 7 huyện, thị, thành phố với 1.500 học viên.
- Đối tượng là Ban Chỉ đạo KTTT huyện,
thị, thành phố, lãnh đạo phòng ban; xã, phường, thị trấn; các đoàn thể; Bí thư,
trưởng khu phố, ấp; tổ hợp tác, chủ trang trại.
- Thời gian: mỗi lớp 01 ngày.
- Chương trình nội dung của Liên minh
HTX tỉnh.
3.1. Hỗ trợ công tác tuyên truyền:
Kinh phí in tài liệu tuyên truyền (Luật HTX và các chính sách đối với KTTT)
50.000.000 đồng.
3.2. Hỗ trợ kinh phí tuyên truyền, tập
huấn cho Mặt trận và các đoàn thể: 139.043.040 đồng.
4. Hỗ trợ phát hành bản tin KTTT:
- Kinh phí 44.000.000 đồng. (Bao gồm
tiền in bản tin, chi trả nhuận bút và cước phí phát hành).
- Phát hành mỗi quý 01 số.
- Số lượng 500 cuốn/số.
- Đơn vị xuất bản Liên minh HTX tỉnh.
5. Hỗ trợ Hội nghị tổng kết và phong
trào thi đua:
- Tổ chức Hội nghị tại tỉnh mỗi năm
01 lần.
- Số lượng 280 đại biểu/hội nghị.
- Kinh phí: 37.635.000 đồng.
6. Hội nghị tổng kết thi đua cụm miền
Đông Nam Bộ (Liên minh HTX tỉnh Bình Dương làm cụm trưởng):
- Số lượng 25 đại biểu.
- Kinh phí: 2.775.000 đồng.
7. Kỷ niệm ngày HTX Việt Nam:
- Băng rôn khẩu hiệu, in pano tuyên truyền.
- Các thông tin báo, đài và xe đi
thông tin lưu động.
- Kinh phí: 10.556.640 đồng.
Tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà
nước cho các khoản 2+3+4+5+6+7 là: 548.659.680 đồng. (Năm trăm bốn mươi
tám triệu, sáu trăm năm mươi chín ngàn, sáu trăm tám mươi đồng).
II. Kinh phí hỗ
trợ KTTT do các cơ quan quản lý chương trình, dự án bố trí năm 2014.
1. Hỗ trợ đào tạo quản trị doanh nghiệp,
kỹ năng xúc tiến thương mại: kinh phí 24.000.000 đồng (do Sở Công Thương chủ
trì).
- Số lượng 01 lớp x 60 học viên.
- Đối tượng chủ nhiệm, phó chủ nhiệm,
kế toán trưởng, cán bộ sản xuất, tiêu thụ…
- Thời gian 02 ngày.
- Chương trình và giảng viên: do Sở
Công Thương mời.
2. Hỗ trợ khảo sát tìm kiếm thị trường
trong nước: kinh phí 225.000.000 đồng (do Trung Tâm xúc tiến thương mại tỉnh chủ
trì).
- Tổ chức 01 đoàn 30 người/năm.
- Đối tượng: là lãnh đạo một số HTX,
cán bộ quản lý Nhà nước về KTTT sở, ngành, huyện, thị, thành phố và Liên minh
HTX.
- Thời gian 07 ngày/đợt.
- Địa điểm: ở các địa phương trong nước
có hoạt động thương mại hỗ trợ HTX tốt.
- Kinh phí: hỗ trợ 50% cho các HTX và
100% cho các đối tượng còn lại.
3. Ngoài ra, Liên minh HTX tỉnh sẽ phối
hợp với các Sở, ngành tổ chức một số hoạt động hỗ trợ đào tạo về môi trường, ứng
dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, hỗ trợ khuyến công với kinh phí
524.000.000 đồng.
Kinh phí hỗ trợ từ các chương trình dự
án của các khoản 1+2+3 là 773.000.000 đồng (Bảy trăm bảy mươi ba triệu đồng) do
các Sở, ngành dự toán.
* Tổng cộng
nguồn kinh phí đề nghị hỗ trợ phát triển KTTT năm 2014 (Mục I+II phần C) là
1.321.659.680 đồng. (Một tỷ, ba trăm hai mươi mốt triệu, sáu trăm năm mươi chín
ngàn, sáu trăm tám mươi đồng)./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Thanh Liêm
|
BIỂU 1: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM
2013 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2014
STT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Thực hiện năm
2012
|
Năm 2013
|
Kế hoạch năm
2014
|
Kế hoạch năm
2013
|
TH 6 tháng đầu
năm
|
Ước TH cả năm
|
I
|
Hợp tác xã
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Tỷ trọng đóng góp GDP
|
%
|
|
|
|
|
|
2
|
Tổng số hợp tác xã
|
HTX
|
111
|
125
|
119
|
125
|
140
|
|
Trong đó
|
|
|
|
|
|
|
|
Số hợp tác xã thành lập mới
|
HTX
|
16
|
14
|
8
|
14
|
15
|
|
Số hợp tác xã giải thể
|
HTX
|
7
|
12
|
5
|
12
|
0
|
3
|
Tổng số liên hiệp hợp tác xã
|
LH HTX
|
0
|
0
|
|
|
|
|
Trong đó
|
|
|
|
|
|
|
|
Số liên hiệp HTX thành lập mới
|
LH HTX
|
|
|
|
|
|
|
Số liên hiệp HTX giải thể
|
LH HTX
|
|
|
|
|
|
4
|
Tổng số xã viên
|
người
|
48,408
|
48,506
|
48,473
|
48,506
|
48,611
|
|
Trong đó
|
|
|
|
|
|
|
|
Số xã viên mới
|
người
|
128
|
98
|
65
|
98
|
105
|
5
|
Tổng số lao động thường xuyên trong hợp tác xã
|
người
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó
|
|
|
|
|
|
|
|
Số lao động thường xuyên mới
|
người
|
|
|
|
|
|
|
Số lao động là xã viên hợp tác xã
|
người
|
|
|
|
|
|
6
|
Doanh thu bình quân một hợp tác xã
|
triệu đồng/năm
|
12.9
|
13
|
|
|
14
|
|
Trong đó
|
|
|
|
|
|
|
|
Doanh thu của HTX với xã viên
|
triệu đồng/năm
|
|
|
|
|
|
7
|
Lợi nhuận bình quân một hợp tác xã
|
triệu đồng/năm
|
|
|
|
|
|
8
|
Thu nhập bình quân của xã viên hợp tác xã
|
triệu đồng/năm
|
|
|
|
|
|
9
|
Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên
trong hợp tác xã
|
triệu đồng/năm
|
3.5
|
4
|
3.5
|
4
|
4.5
|
10
|
Tổng giá trị sản xuất trực tiếp của hợp tác xã
|
nghìn USD
|
|
|
|
|
|
11
|
Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã
|
người
|
308
|
|
|
|
|
|
Trong đó
|
|
|
|
|
|
|
|
Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ
sơ, trung cấp
|
người
|
97
|
|
97
|
|
|
|
Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ
đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên
|
người
|
120
|
|
120
|
|
|
II
|
Tổ hợp tác
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Tổng số tổ hợp tác
|
THT
|
|
315
|
|
|
|
|
Trong đó
|
|
|
|
|
|
|
|
Số tổ hợp tác thành lập mới
|
THT
|
|
|
|
|
|
|
Số THT có đăng ký kinh doanh với chính quyền
xã/phường/thị trấn
|
THT
|
|
|
|
|
|
2
|
Tổng số thành viên hợp tác xã
|
thành viên
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó
|
|
|
|
|
|
|
|
Số thành viên mới thu hút
|
thành viên
|
|
|
|
|
|
3
|
Doanh thu bình quân một tổ hợp tác
|
triệu đồng/năm
|
|
|
|
|
|
4
|
Lợi nhuận bình quân một tổ hợp tác
|
triệu đồng/năm
|
|
|
|
|
|
5
|
Thu nhập bình quân của thành viên tổ hợp tác
|
triệu đồng/năm
|
|
|
|
|
|
BIỂU 2: PHÂN LOẠI THEO NGÀNH NGHỀ ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC
XÃ, TỔ HỢP TÁC NĂM 2013 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2014
STT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Thực hiện năm
2012
|
Năm 2013
|
Kế hoạch năm
2014
|
Kế hoạch năm
2013
|
TH 6 tháng đầu
năm
|
Ước TH cả năm
|
1
|
HỢP TÁC XÃ
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số hợp tác xã
|
HTX
|
111
|
125
|
119
|
125
|
140
|
|
Chia ra:
|
|
|
|
|
|
|
|
Hợp tác xã nông - lâm - ngư nghiệp, thủy sản
|
HTX
|
17
|
22
|
|
|
|
|
Hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
|
HTX
|
16
|
16
|
|
|
|
|
Hợp tác xã xây dựng
|
HTX
|
14
|
15
|
|
|
|
|
Hợp tác xã tín dụng
|
HTX
|
10
|
10
|
|
|
|
|
Hợp tác xã thương mại
|
HTX
|
31
|
32
|
|
|
|
|
Hợp tác xã vận tải
|
HTX
|
23
|
24
|
|
|
|
|
Hợp tác xã khác
|
HTX
|
|
|
|
|
|
2
|
LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số LH hợp tác xã
|
LHHTX
|
|
|
|
|
|
|
Chia ra:
|
|
|
|
|
|
|
|
LH hợp tác xã nông - lâm - ngư nghiệp, thủy sản
|
LHHTX
|
|
|
|
|
|
|
LH hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
|
LHHTX
|
|
|
|
|
|
|
LH Hợp tác xã xây dựng
|
LHHTX
|
|
|
|
|
|
|
LH Hợp tác xã tín dụng
|
LHHTX
|
|
|
|
|
|
|
LH Hợp tác xã thương mại
|
LHHTX
|
|
|
|
|
|
|
LH Hợp tác xã vận tải
|
LHHTX
|
|
|
|
|
|
|
LH Hợp tác xã khác
|
LHHTX
|
|
|
|
|
|
3
|
TỔ HỢP TÁC
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số LH hợp tác xã
|
THT
|
|
|
315
|
|
|
|
Chia ra:
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổ hợp tác nông - lâm - ngư nghiệp, thủy sản
|
THT
|
|
|
|
|
|
|
Tổ hợp tác công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
|
THT
|
|
|
|
|
|
|
Tổ hợp tác xây dựng
|
THT
|
|
|
|
|
|
|
Tổ hợp tác tín dụng
|
THT
|
|
|
|
|
|
|
Tổ hợp tác thương mại
|
THT
|
|
|
|
|
|
|
Tổ hợp tác vận tải
|
THT
|
|
|
|
|
|
|
Tổ hợp tác khác
|
THT
|
|
|
|
|
|
BIỂU 3: KẾT QUẢ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2013
STT
|
Nội dung hỗ trợ
|
Đơn vị
|
Thực hiện năm
2012
|
Năm 2013
|
Kế hoạch năm
2013
|
TH 6 tháng đầu
năm
|
Ước TH cả năm
|
I
|
Hỗ trợ thành lập mới
|
|
|
|
|
|
|
Trong đó
|
|
|
|
|
|
|
* Hợp tác xã
|
HTX
|
3
|
|
1
|
|
|
Tổng kinh phí hỗ trợ
|
tr đồng
|
73.8
|
|
29
|
|
|
* Tổ hợp tác
|
THT
|
|
|
|
|
|
Tổng kinh phí hỗ trợ
|
tr đồng
|
|
|
|
|
II
|
Hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng
|
|
|
|
|
|
1
|
Bồi dưỡng
|
|
|
|
|
|
|
* Cán bộ HTX nông nghiệp và phi nông nghiệp
|
người
|
35
|
37
|
37
|
|
|
Tổng kinh phí hỗ trợ
|
tr đồng
|
66
|
|
75
|
|
|
* Tổ trưởng tổ hợp tác
|
người
|
153
|
120
|
|
120
|
|
Tổng kinh phí hỗ trợ
|
tr đồng
|
|
129
|
|
|
2
|
Đào tạo
|
|
|
|
|
|
|
* Sơ cấp, trung cấp
|
người
|
|
|
|
|
|
Tổng kinh phí hỗ trợ
|
tr đồng
|
|
|
|
|
|
* Cao đẳng
|
người
|
|
|
|
|
|
Tổng kinh phí hỗ trợ
|
tr đồng
|
|
|
|
|
|
* Đại học, sau đại học
|
người
|
|
|
|
|
|
Tổng kinh phí hỗ trợ
|
tr đồng
|
|
|
|
|
III
|
Hỗ trợ đất
|
|
|
|
|
|
1
|
Giao đất không thu tiền sử dụng đất
|
|
|
|
|
|
|
Số hợp tác xã được giao đất
|
HTX
|
3
|
|
|
|
|
Tổng diện tích được giao đất
|
m2
|
222,207
|
|
|
|
2
|
Thuê đất
|
|
|
|
|
|
|
Số hợp tác xã được thuê đất
|
HTX
|
17
|
|
|
|
|
Tổng diện tích được thuê đất
|
m2
|
1.016.698
|
|
|
|
3
|
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
|
|
|
|
|
|
|
Số hợp tác xã được cấp giấy
|
HTX
|
|
|
|
|
|
Tổng diện tích được cấp giấy
|
m2
|
|
|
|
|
IV
|
Hỗ trợ thuế
|
|
|
|
|
|
1
|
Ưu đãi thuế
|
|
|
|
|
|
|
Số hợp tác xã được ưu đãi thuế
|
HTX
|
|
|
|
|
|
Tổng số tiền thuế được ưu đãi
|
tr đồng
|
|
|
|
|
2
|
Miễn thuế
|
|
|
|
|
|
|
Số hợp tác xã được miễn thuế
|
HTX
|
|
|
|
|
|
Tổng số tiền thuế được miễn
|
tr đồng
|
|
|
|
|
V
|
Hỗ trợ tín dụng
|
|
|
|
|
|
|
Số hợp tác xã được hỗ trợ
|
HTX
|
12
|
|
12
|
|
|
Tổng số tiền được hỗ trợ
|
tr đồng
|
24,000
|
|
13,997
|
|
VI
|
Hỗ trợ xúc tiến thương mại
|
|
|
|
|
|
|
Số hợp tác xã được hỗ trợ
|
HTX
|
|
|
|
|
|
Tổng số tiền được hỗ trợ
|
tr đồng
|
|
|
|
|
VII
|
Hỗ trợ về khoa học công nghệ
|
|
|
|
|
|
|
Số hợp tác xã được hỗ trợ
|
HTX
|
|
|
|
|
|
Tổng số tiền được hỗ trợ
|
tr đồng
|
|
|
|
|
VIII
|
Hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
|
|
|
|
|
|
|
Số hợp tác xã được hỗ trợ
|
HTX
|
|
|
|
|
|
Tổng số tiền được hỗ trợ
|
tr đồng
|
|
|
|
|
IX
|
Hỗ trợ tuyên truyền về kinh tế tập thể
|
|
|
|
|
|
|
Số hợp tác xã được hỗ trợ
|
HTX
|
|
|
|
|
|
Tổng số tiền được hỗ trợ
|
tr đồng
|
|
|
|
|
X
|
Hỗ trợ khác
|
|
|
|
|
|
BIỂU 4: KẾ HOẠCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2014
STT
|
Nội dung hỗ trợ
|
Đơn vị
|
Kế hoạch năm
2014
|
I
|
HỖ TRỢ CHUNG ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ
|
1
|
Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
|
|
|
|
* Số người được cử đi đào tạo
|
người
|
|
|
Tổng kinh phí hỗ trợ
|
tr đồng
|
|
|
* Số người được tham gia bồi dưỡng
|
người
|
40
|
|
Tổng kinh phí hỗ trợ
|
tr đồng
|
91
|
2
|
Hỗ trợ về xúc tiến thương mại, thị trường mở rộng
|
|
|
|
* Số hợp tác xã được hỗ trợ
|
HTX
|
30
|
|
Tổng kinh phí hỗ trợ
|
tr đồng
|
225
|
3
|
Hỗ trợ về ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ
mới
|
|
|
|
* Số hợp tác xã được hỗ trợ
|
HTX
|
|
|
Tổng kinh phí hỗ trợ
|
tr đồng
|
|
4
|
Hỗ trợ về tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển
hợp tác xã
|
|
|
|
* Số hợp tác xã được hỗ trợ
|
HTX
|
20
|
|
Tổng kinh phí hỗ trợ
|
tr đồng
|
25,000
|
5
|
Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục
tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội
|
|
|
|
* Số hợp tác xã được hỗ trợ
|
HTX
|
|
6
|
Hợp tác xã thành lập mới
|
|
|
|
* Số hợp tác xã được hỗ trợ
|
HTX
|
15
|
|
Tổng kinh phí hỗ trợ
|
tr đồng
|
450
|
II
|
HỖ TRỢ RIÊNG ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG, LÂM,
NGƯ, DIÊM NGHIỆP
|
1
|
Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
|
|
|
|
* Số hợp tác xã được hỗ trợ
|
HTX
|
|
|
Tổng kinh phí hỗ trợ
|
tr đồng
|
|
2
|
Hỗ trợ giao đất, cho thuê đất
|
|
|
|
* Số hợp tác xã được hỗ trợ giao đất
|
HTX
|
|
|
Tổng diện tích đất được giao
|
m2
|
|
|
* Số hợp tác xã được hỗ trợ cho thuê đất
|
HTX
|
|
|
Tổng diện tích đất được cho thuê
|
m2
|
|
3
|
Ưu đãi về tín dụng
|
|
|
|
* Số hợp tác xã được hỗ trợ
|
HTX
|
|
|
Tổng số vốn được ưu đãi
|
tr đồng
|
|
4
|
Hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên
tai, dịch bệnh
|
|
|
|
* Số hợp tác xã được hỗ trợ
|
HTX
|
|
|
Tổng số tiền được hỗ trợ
|
tr đồng
|
|
5
|
Hỗ trợ về chế biến sản phẩm
|
|
|
|
* Số hợp tác xã được hỗ trợ
|
HTX
|
|
|
Tổng kinh phí hỗ trợ
|
tr đồng
|
|