Kế hoạch 3402/KH-UBND năm 2022 về truyền thông phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 3402/KH-UBND
Ngày ban hành 04/08/2022
Ngày có hiệu lực 04/08/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Huyền
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3402/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 04 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRUYỀN THÔNG PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 1828/QĐ-BNN-VPĐP ngày 23/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Chương trình Truyền thông phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Kế hoạch số 1336/KH-UBND ngày 01/4/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Chương trình hành động số 142-CTr/BCSĐ ngày 08/3/2022 của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 13/01/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XIV về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Truyền thông phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tiếp tục đổi mới các hình thức và phương pháp tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới ; phát huy kết quả đã đạt được, nhất là nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân về các chủ trương của Đảng trong xây dựng nông thôn mới theo hướng “toàn diện, nâng cao và bền vững”; truyền tải kịp thời thông tin chỉ đạo từ Trung ương đến cơ sở, đồng thời thu thập thông tin, giám sát và phản ánh những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở, góp phần thực hiện có hiệu quả, bền vững Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình chuyên đề[1] hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

2. Yêu cầu

Công tác truyền thông tuyên truyền phải được tổ chức có hệ thống, đồng bộ, đa dạng về hình thức, đổi mới về nội dung và luôn đi trước một bước với cách tiếp cận mới, tư duy mới trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới với nguyên tắc “Cơ cấu lại nền nông nghiệp là động lực, nông thôn mới là nền tảng, nông dân là chủ thể”, hướng đến xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh” và phải đáp ứng yêu cầu:

a) Thúc đẩy chuyển đổi tư duy, nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ cơ sở, người dân và cộng đồng dân cư nông thôn nhằm phát huy tinh thần chủ động, tự nguyện, tự giác, phát huy nội lực, sáng tạo, cùng hợp tác, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới.

b) Tạo động lực để các địa phương phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, nhất là trong bối cảnh nhiều thách thức, khó khăn do tác động của thiên tai và dịch bệnh, nhất là đại dịch Covid-19. Khuyến khích các địa phương thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn kiểu mẫu theo hướng đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

c) Góp phần thực hiện thành công định hướng chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn, phát triển chuỗi liên kết giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, hình thành các sản phẩm đa giá trị; phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vùng miền.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh công tác truyền thông về xây dựng nông thôn mới góp phần đưa các chủ trương, chính sách, định hướng, nội dung về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đi vào cuộc sống, tạo được sự thống nhất trong triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh; góp phần chuyển đổi tư duy, nâng cao nhận thức và cải thiện năng lực cho cán bộ, đảng viên, người dân và cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới với nguyên tắc “Cơ cấu lại ngành nông nghiệp là động lực, nông thôn mới là nền tảng, nông dân là chủ thể”; phát huy được sức mạnh toàn dân, tinh thần đoàn kết và vai trò làm chủ của người dân trong xây dựng nông thôn mới theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, huy động được sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tạo sự đồng thuận và đồng lòng, cùng chung sức xây dựng nông thôn trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển.

2. Mục tiêu cụ thể

a) 100% các câu hỏi của người dân về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và câu trả lời của các cơ quan chức năng quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chương trình http://nongthonmoi.ninhthuan.gov.vn và thường xuyên cập nhật thông tin, kết quả, tiếp nhận và giải đáp kịp thời những phản hồi về xây dựng nông thôn mới.

b) 100% các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch truyền thông về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và hàng năm và triển khai có hiệu quả để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

c) 100% các địa phương, cơ sở sử dụng đúng, hiệu quả logo nông thôn mới và logo OCOP trong các hoạt động truyền thông.

d) Có ít nhất 01 chuyên mục được phát sóng hàng tuần trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và ít nhất 01 chuyên trang trên Báo Ninh Thuận về Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP.

đ) Trên 80% các xã có ít nhất 01 - 02 chương trình phát thanh/tuần về xây dựng nông thôn mới trên Đài truyền thanh xã.

e) Treo Pano tuyên truyền các khẩu hiệu của Chương trình nông thôn mới và Chương trình OCOP tại các tuyến đường trục huyện và trục xã.

g) Tổ chức tối thiểu 01 cuộc thi về nông thôn mới/năm; tổ chức tối thiểu 05 diễn đàn, tọa đàm đối thoại chuyên sâu về các chủ đề mới trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

h) Hàng năm, biên soạn và in ấn, cung cấp miễn phí khoảng 500 cuốn tài liệu nghiệp vụ, tập huấn, kỷ yếu, sổ tay, chuyên đề về nông thôn mới, OCOP.

i) Có ít nhất 30 lượt cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã/năm được tập huấn kiến thức và kỹ năng tuyên truyền và truyền thông, giải quyết sự cố truyền thông, nghiệp vụ báo chí về phương pháp viết tin, bài; về sáng tác, biên tập, dàn dựng tiết mục, chương trình thông tin cổ động…

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ