Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Kế hoạch 3353/KH-BHXH năm 2020 về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của ngành Bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Số hiệu 3353/KH-BHXH
Ngày ban hành 22/10/2020
Ngày có hiệu lực 22/10/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Người ký Nguyễn Thế Mạnh
Lĩnh vực Bảo hiểm

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3353/KH-BHXH

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025 CỦA NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI

Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Căn cứ Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) 5 năm 2021-2025; Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 29/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021 và Công văn số 3889/BKHĐT-TH ngày 16/6/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Đề cương Việt Nam xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025, Công văn số 4201/BKHĐT-TH ngày 30/6/2020 về Đề cương chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2020, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam xây dựng Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025 và Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025 của ngành BHXH như sau:

Phần I

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BHXH, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP, BẢO HIỂM Y TẾ 5 NĂM 2016-2020

I. Thuận lợi và khó khăn

1. Thuận lợi

- Giai đoạn 2016 - 2020, nhiều cơ sở pháp lý quan trọng về chính sách BHXH, BHYT đã được ban hành như: Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020 (Nghị quyết số 21); Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới (Nghị quyết số 20); Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH (Nghị quyết số 28); Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 thay thế Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006; Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT.... Các chính sách về BHXH, BHTN, BHYT đã từng bước được đổi mới, phù hợp hơn với điều kiện phát triển KTXH của đất nước, đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT từng bước được mở rộng, quyền lợi của người tham gia trong thụ hưởng chính sách BHXH, BHTN, BHYT được quan tâm, chú trọng là những điều kiện thuận lợi trong việc triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT của toàn ngành BHXH.

- BHXH Việt Nam đã thực hiện tốt công tác phối hợp trong tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo các Bộ, ngành, tổ chức chính trị- xã hội và các cơ quan thông tấn, báo chí từ đó đã tạo được quy mô rộng về địa bàn, đa dạng về nội dung và hình thức tuyên truyền. Bên cạnh đó, Quyết định 1676/QĐ-TTg ngày 21/11/2019 Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền BHXH đã hướng đến tất cả các đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT; giúp người dân, người lao động hiểu rõ quyền, lợi ích của việc tham gia BHXH, BHTN, BHYT trên cơ sở nhận thức đúng, đầy đủ và sâu sắc chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, từ đó tạo sự đồng thuận, chủ động tham gia, mở rộng phạm vi bao phủ.

- Với định hướng của Quốc hội và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, BHXH Việt Nam liên tục triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trên hầu hết các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu nhất nhằm rút ngắn thời gian giải quyết công việc, giảm bớt các khâu trung gian và tạo điều kiện để các hoạt động tác nghiệp trở nên nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức ngành BHXH.

- Giai đoạn 2016-2020 là giai đoạn đầu BHXH Việt Nam thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo Nghị định 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 của Chính phủ quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), BHYT của cơ quan BHXH. Hệ thống các văn bản quy định giao chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT đã tạo hành lang pháp lý cho cơ quan BHXH trong việc tổ chức thu, phát triển đối tượng và xử lý vi phạm, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật được tốt hơn. Bộ luật Hình sự bổ sung các tội danh về BHXH, BHYT đã đảm bảo tính trừng phạt, răn đe có tác động tốt đến ý thức của các chủ thể.

- Hệ thống các văn bản quy định về cơ chế quản lý tài chính BHXH, BHTN, BHYT và chi quản lý BHXH, BHTN, BHYT của ngành BHXH như: Nghị quyết số 528/2018/UBTVQH14 ngày 26/5/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi quản lý BHXH, BHTN giai đoạn 2019-2021; Quyết định số 51/2018/QĐ-TTg ngày 25/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT giai đoạn 2019 - 2021; Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT và Quyết định số 38/2019/QĐ-TTg ngày 31/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 60; Thông tư số 20/2016/TT-BTC ngày 03/02/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHTN, BHYT và chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT; Thông tư số 24/2020/TT-BTC ngày 13/4/2020 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2016/TT-BTC ngày 03/02/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHTN, BHYT và chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT được ban hành đầy đủ, kịp thời đã tạo điều kiện cho BHXH Việt Nam chủ động xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ hằng năm nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT.

- Toàn ngành BHXH luôn chủ động, nỗ lực quyết tâm để thực hiện thành công các chỉ tiêu được giao của các cấp có thẩm quyền.

2. Khó khăn

- Mặc dù hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật BHXH, BHYT đã được ban hành kịp thời, đồng bộ. Nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn phát sinh một số vướng mắc chưa được quy định cụ thể; một số chính sách về BHXH, BHTN, BHYT thường xuyên có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung dẫn đến việc áp dụng để giải quyết của ngành BHXH gặp nhiều khó khăn.

- Tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHTN, BHYT vẫn còn xảy ra ở một số địa phương (như việc thu mua sổ BHXH của người lao động ở Bình Dương; mua bán giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH ở Hậu Giang; giả mạo hồ sơ giải quyết chế độ tử tuất ở Quảng Bình....), hay hành vi lạm dụng quỹ BHYT của các cơ sở KCB (như việc lôi kéo người bệnh; kéo dài ngày điều trị nội trú; tăng tỷ lệ điều trị nội trú...) vẫn chưa được xử lý kịp thời.

- Thẩm quyền xử lý của ngành BHXH về một số hành vi sai phạm chưa được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật như: Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi đối tượng vi phạm không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt,... dẫn đến khó khăn trong tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT chưa đủ sức răn đe khiến một số đơn vị sử dụng lao động còn coi thường pháp luật, vẫn cố tình nợ đọng kéo dài hoặc trục lợi chính sách BHXH, BHYT; đối tượng được thanh tra, kiểm tra đôi khi còn cản trở, thiếu hợp tác.

- Đại dịch Covid-19 đã và đang tác động đến kinh tế, thương mại, đầu tư, y tế, xã hội cụ thể: việc hạn chế đi lại khiến hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ trong một số ngành bị thu hẹp, suy giảm nhanh chóng (du lịch, giao thông, khách sạn, nhà hàng, thương mại, giáo dục đào tạo..); chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất của các doanh nghiệp trong các ngành điện tử, gia dụng, dệt may, da giày và phần lớn các sản phẩm xuất khẩu khác; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị thu hẹp, lượng sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ giảm.... Trước tình hình đó tình trạng doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng BHXH, BHYT ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người lao động và gây khó khăn cho ngành BHXH. Đại dịch bệnh Covid-19 là một khó khăn lớn đối với việc hoàn thành các chỉ tiêu được giao trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT của ngành BHXH, đặc biệt là việc hoàn thành chỉ tiêu dự toán thu, chi năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ giao.

II. Kết quả đạt được và hạn chế, yếu kém

1. Đánh giá kết quả đạt được

Thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm giai đoạn 2016-2020 của Ngành xây dựng tại Công văn số 961/KH-BHXH ngày 24/3/2015, trong 5 năm qua, BHXH Việt Nam đã kịp thời ban hành các Chương trình, hành động thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Quốc Hội, Chính phủ nhằm mục đích thực hiện thành công mục tiêu phát triển KTXH đã đề ra trong giai đoạn 2016-2020. BHXH Việt Nam đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2016-2020 và tình hình thực hiện các Đề án, cụ thể như sau:

1.1. Công tác phối hợp xây dựng, triển khai chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT

a) Tham gia hoàn thiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT

- Tích cực tham gia với các Bộ, ngành hoàn thiện, trình Chính phủ, Quốc hội nhiều văn bản quan trọng liên quan đến lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT, như: Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi); dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); dự thảo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi); dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 28/2015/NĐ-CP quy định một số điều của Luật Việc làm về BHTN; dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 44/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ BNN; dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 37/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) về bảo hiểm TNLĐ-BNN bắt buộc...

- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện nhiều dự thảo văn bản, quy định, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, như: dự thảo Thông tư hướng dẫn điều chỉnh tên nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; dự thảo Thông tư hướng dẫn điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng; dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 35/2016/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành Danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT; dự thảo Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư số 39/2018/TT-BYT của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT; dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT đối với các đối tượng Bộ Quốc phòng quản lý...

b) Xây dựng, hoàn thiện các dự thảo văn bản, báo cáo

Xây dựng, hoàn thiện nhiều văn bản, báo cáo gửi Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành làm cơ sở cho việc ban hành các văn bản, chỉ đạo liên quan đến lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT như: Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới; Báo cáo tình hình thực hiện chính sách, chế độ BHXH, quản lý và sử dụng quỹ BHXH, BHTN năm 2018; Báo cáo việc quản lý, sử dụng Quỹ BHYT và báo cáo giải trình với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách giai đoạn 2013-2018”; Báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ giai đoạn 2016-2018 phục vụ Đoàn Giám sát của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội; Báo cáo kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật BHYT, tiến tới BHYT toàn dân; Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020; Báo cáo tình hình thực hiện chi trả các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp và quản lý người hưởng qua hệ thống Bưu điện gửi Thủ tướng Chính phủ; Báo cáo tình hình triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019; Báo cáo Bộ Tài chính tình hình hỗ trợ đóng BHYT cho học sinh sinh viên trung ương năm 2017, 2018, 2019; Báo cáo Bộ Thông tin và truyền thông tình hình triển khai Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt và thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 241/QĐ-TTg; Báo cáo Bộ Tài chính đánh giá tình hình thực hiện Thông tư số 20/2016/TT-BTC ngày 03/02/2016 hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN; Báo cáo Bộ Công an sơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2019; Báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ giải trình một số nội dung về dự thảo nghị định thay thế nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính Phủ; Báo cáo Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Tài chính khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện chính sách BHYT; Báo cáo tổng hợp kết quả giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIV gửi Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

[...]