Kế hoạch 3349/KH-UBND năm 2017 về triển khai công tác pháp chế và kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2018

Số hiệu 3349/KH-UBND
Ngày ban hành 12/12/2017
Ngày có hiệu lực 12/12/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Lại Xuân Lâm
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3349/KH-UBND

Kon Tum, ngày 12 tháng 12 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÁP CHẾ VÀ KIỂM TRA, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2018.

Thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ; Thông tư số 01/2015/TT-BTP ngày 15/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Kế hoạch triển khai công tác pháp chế và kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tnh năm 2018, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1. Nâng cao chất lượng công tác pháp chế; tiếp tục củng cố, kiện toàn đội nnhững người làm công tác pháp chế nhm đảm bảo giúp Thủ trưởng cơ quan thực hiện tốt vic quản lý nhà nước bằng pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực được giao. Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP, Thông tư số 01/2015/TT-BTP và các quy định khác của pháp luật có liên quan, cải thiện chsố cải cách hành chính, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tnh và Chsố năng lực cạnh tranh tnh Kon Tum.

2. Tiến hành tự kiểm tra, kiểm tra nhằm phát hiện những văn bản có dấu hiệu trái pháp luật do HĐND, UBND các cp ban hành, tiến hành xử lý, kiến nghị xử lý nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật do địa phương ban hành; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật.

3. Thường xuyên rà soát, kịp thời phát hiện những văn bản chồng chéo, mâu thun, không còn phù hợp với văn bản có giá trị pháp lý cao hơn, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, để sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi b, ban hành hành mới theo thẩm quyền hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ; định kỳ lập, công bố danh mục văn bn do HĐND, UBND các cấp ban hành hết hiệu lực một phần, hết hiệu lực toàn bộ.

4. Việc tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch này phải nghiêm túc, đúng tiến độ, hiệu qu. Trong quá trình tổ chức thực hiện có thể lồng ghép với việc triển khai thực hiện các Chương trình, Kế hoạch khác (công tác theo dõi, kiểm tra thi hành pháp luật...) để đảm bảo tiết kiệm, không phiền hà cho cơ quan, đơn vị được kiểm tra.

5. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ gia các cơ quan liên quan trong thực hiện công tác pháp chế, tự kim tra, kiểm tra, rà soát, hệ thống văn bn.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH.

1. Công tác pháp chế:

a. Nội dung thực hiện:

- Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tnh chủ động sắp xếp, bố trí cán bộ làm công tác pháp chế đảm bảo tiêu chuẩn, năng lực theo quy định để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ của công tác pháp chế.

- Hướng dẫn các sở, ngành, các doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của công tác pháp chế theo quy định. Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh.

b. Trách nhiệm thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp tổ chức tập huấn; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của công tác pháp chế; các sở, ngành, doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND tỉnh chtrì thực hiện việc sắp xếp, bố trí người làm công tác pháp chế tại cơ quan, đơn vị.

c. Thời gian thực hiện: Sở Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Quý I, Quý II năm 2018; các sở ngành, doanh nghiệp thực hin thường xuyên trong năm 2018.

2. Công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:

a. Hoàn thiện thể chế về công tác kiểm tra, xử rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:

- Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Sở Tư pháp nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh quy định cụ thể về đầu mối chủ trì, cơ chế phân công phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong hoạt động rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (trong Quý II năm 2018).

- Ch trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng, trình UBND ban hành Kế hoạch hệ thống hóa văn bản kỳ 2014-2018 trên địa bàn tỉnh và tham mưu tổ chức thực hiện (sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hệ thống hóa văn bản k 2014-2018).

- Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc HĐND, UBND cấp huyện rà soát các văn bản do HĐND, UBND cấp huyện ban hành quy định về công tác xây dựng, kim tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời sửa đổi, b sung, bãi bhoặc ban hành mới.

b. Tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:

- Sở Tư pháp là đầu mối tham mưu giúp UBND, Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện việc tự kim tra, xử lý những văn bản có nội dung không còn phù hợp với pháp lut hiện hành và tình hình thực tế của địa phương.

- Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP có trách nhiệm chủ động phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh tự kiểm tra văn bản thuộc lĩnh vực qun lý của ngành mình.

- HĐND, UBND các huyện, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn chỉ đạo Ban Pháp chế, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch tự kim tra văn bản do HĐND, UBND cùng cấp ban hành theo quy định.

c. Kiểm tra, xử văn bản theo thẩm quyền:

- Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực giúp Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức kim tra toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND các huyện, thành phố ban hành; thông báo tới cơ quan ban hành xử lý theo quy định đối với nhng văn bản có nội dung trái pháp luật; theo dõi việc xử lý theo quy định.

- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng Tư pháp và các đơn vị chuyên môn tổ chức kim tra và xử lý văn bn quy phạm pháp luật do HĐND, UBND cp xã ban hành.

[...]