Kế hoạch 33/KH-UBND triển khai công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2017 do thành phố Hải Phòng ban hành

Số hiệu 33/KH-UBND
Ngày ban hành 15/02/2017
Ngày có hiệu lực 15/02/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Nguyễn Xuân Bình
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 15 tháng 02 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM 2017

Thực hiện Chỉ thị s18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường st, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng xây dựng Kế hoạch triển khai công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2017 với chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông trong Thanh, Thiếu niên với tinh thần “Tính mạng con người là trên hết”, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH

1. Nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên.

2. Tiếp tục giảm tai nạn giao thông từ 5-10% cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết, bị thương so với năm 2016.

3. Khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.

II. YÊU CẦU

1. Chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp trên toàn thành phố, từ cấp thành phố, quận, huyện, xã, phường, thị trấn ngay từ tháng đầu, quý đu và cả năm 2017.

2. Xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể từng nhiệm vụ, từng hoạt động, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, cơ quan, đơn vị.

3. Phổ biến, quán triệt nhiệm vụ đến từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; gắn trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu với kết quthực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyn của các cơ quan, đơn vị thực thi công vụ.

4. Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trước hết là chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành vn ti; điu khin giao thông; giám sát, phát hin và xử lý vi phạm về trt tự an toàn giao thông.

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ vtăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

2. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi công vụ, chú trọng các khâu quản lý kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông.

3. Nghiên cứu, tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phù hợp với cơ sở hạ tầng giao thông; đy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường st; tiếp tục rà soát, lp đặt hệ thng biển báo giao thông phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu giao thông đường bộ; thường xuyên rà soát và khắc phục kịp thời các điểm đen, vị trí mất an toàn giao thông.

4. Nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ và giảm giá cước vận tải đường sắt, đường thủy nội địa giảm áp lực cho vận tải đường bộ; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách liên tỉnh; chú trọng phát triển vận tải hành khách công cộng trong đô thị và vận tải kết nối các đô thị trung tâm thành phố với trung tâm huyện, các khu công nghiệp, cụm dân cư nông thôn.

5. Đẩy mạnh công tác thanh tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông. Tập trung xử lý các vi phạm về hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh vận tải, tải trọng phương tiện vận tải, an toàn kỹ thuật phương tiện, bo đảm an toàn giao thông của kết cấu hạ tầng giao thông; các hành vi vi phạm của người tham gia giao thông có nguy cơ cao dn đến tai nạn giao thông.

6. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tới mọi đi tượng; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội đy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông” và phát động phong trào “Toàn dân thực hiện văn hóa giao thông” trong đó chú trọng vào giới trẻ.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban An toàn giao thông thành phố

- Chỉ đạo, đôn đốc các Sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 5/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách về bảo đm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới.

- Tiếp tục phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và các đơn vị tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, tập trung triển khai thực hiện Quyết định số 530/UBATGTQG của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về tuyên truyền và xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới giai đoạn 2015-2020; Kế hoạch thực hiện Cuộc vận động xây dựng văn hóa giao thông với bình yên sông nước giai đoạn 2016 - 2020; tuyên truyền về các giải pháp thực hiện chủ đề Năm An toàn giao thông 2017; ph biến quy định pháp luật về quản lý hoạt động vận tải khách và hàng hóa; xây dựng các kế hoạch tuyên truyền, vận động theo các chuyên đề về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

- Xây dựng kế hoạch chuyên đề tuyên truyền, vận động gắn với giám sát thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông bám sát chủ đ Năm An toàn giao thông 2017, chuyên đề an toàn giao thông cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện và các chuyên đề phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể về an toàn giao thông, phát huy hiệu quả các chuyên mục An toàn giao thông của Đài Phát thanh và Truyn hình Hải Phòng, Kênh Phát thanh giao thông - Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng, Báo An ninh Hải Phòng và các Báo, Đài Trung ương khác.

- Chỉ đạo Ban An toàn giao thông các địa phương và bộ phận thường trực công tác an toàn giao thông của các Sở, ngành thành viên gửi thông tin kịp thời công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông về Ban An toàn giao thông thành phố để tổng hợp, xây dựng các báo cáo, thực hiện các phân tích, đánh giá tình hình, nguyên nhân tai nạn giao thông và tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố các chính sách, các giải pháp nhằm kiềm chế, kéo giảm tai nạn và ùn tắc giao thông.

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an thành phố và các Sở, ngành liên quan trong việc xây dựng đề án giao thông thông minh ứng dụng vào công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện quy định về đội mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy theo Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 27/6/2007 của Chính phủ; xây dựng và chỉ đạo thực hiện Kế hoạch tiếp tục tuyên truyền, vận động và xử lý vi phạm về đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe máy, xe đạp điện giai đoạn 2017-2020.

- Tổ chức hoạt động tuyên truyền theo chủ đề: An toàn cho người đi xe mô tô; kiểm soát tốc độ; kiểm soát tải trọng xe; kiểm soát uống rượu bia đối với lái xe; an toàn đường ngang đường sắt; an toàn bến khách ngang sông; sản xuất các sản phẩm truyền thông (phóng sự, thông điệp, áp phích, pano, tờ rơi...) để tuyên truyền thống nhất trên toàn thành phố.

[...]