Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 33/KH-UBND năm 2018 về giảm tai nạn điện trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số hiệu 33/KH-UBND
Ngày ban hành 02/04/2018
Ngày có hiệu lực 02/04/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Lâm Văn Bi
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/KH-UBND

Cà Mau, ngày 02 tháng 4 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

GIẢM TAI NẠN ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Sau thời gian thực hiện Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 04/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, công tác quản lý nhà nước về an toàn điện trên địa bàn tỉnh được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện và có những kết quả nhất định, đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong những năm qua, đặc biệt là năm 2017 tình hình sử dụng điện trên địa bàn tỉnh còn nhiều rủi ro, diễn biến khá phức tạp và khó lường, tai nạn do điện gây ra về số vụ và số người chết tăng hơn so với cùng kỳ năm 2016 (trong năm 2017 xảy ra 50 vụ, 45 người chết và 8 người bị thương), nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của một số người dân còn chủ quan, coi thường, bất cẩn trong sử dụng điện; không chấp hành các quy định về sử dụng điện, an toàn điện như sử dụng điện sau điện kế chính kéo ra đầm nuôi tôm công nghiệp và sử dụng điện chia hơi còn hết sức tạm bợ (kéo 01 sợi, trụ đỡ bằng cây tạp nhỏ, không có sứ cách điện, mô tơ chạy quạt ôxy trong đầm nuôi tôm công nghiệp đặt nơi ẩm thấp không nối đất an toàn vỏ thiết bị, sử dụng mô tơ điện để sên đất trong đầm tôm, sửa chữa các thiết bị điện không cúp cầu dao), sử dụng điện để bẫy chuột, xiệc cá, bảo vệ tài sản và xây dựng, cải tạo nhà ở, thi công công trình gần đường dây điện vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện cao áp gây phóng điện,...

Để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục tình trạng trên, nhằm giảm các vụ tai nạn do điện gây ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Kế hoạch giảm tai nạn điện trên địa bàn tỉnh Cà Mau với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sử dụng điện an toàn; kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân và người dân vi phạm các quy định về sử dụng điện không đảm bảo an toàn trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức và ý thức tự giác chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực điện lực.

- Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước và sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Cà Mau, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác đảm bảo giảm tai nạn điện trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai thực hiện kịp thời và có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp giảm tai nn đin trên địa bàn tỉnh.

- Xác định cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tham gia phối hợp thực hiện kế hoạch giảm tai nạn điện trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

2. Yêu cầu

- Các cấp, các ngành, các địa phương tham mưu, đề xuất, phổ biến và quán triệt Kế hoạch này đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân tại cơ quan, địa bàn mình quản lý; gắn trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu với kết quả thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch này.

- Xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, chi tiết từng nhiệm vụ, từng hoạt động, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, cơ quan, đơn vị; tuyệt đối tránh hình thức.

- Huy động tối đa các nguồn lực của địa phương, đơn vị trong triển khai thực hiện Kế hoạch giảm tai nạn điện trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

- Hàng năm phấn đấu giảm tai nạn điện trong dân ít nhất từ 50% trở lên, cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, bị thương so với năm trước.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Đối tượng thực hiện

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố Cà Mau, các đơn vị có liên quan; tổ chức, cá nhân và người dân sử dụng điện trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

2. Nội dung thực hiện

2.1. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực, tăng cường sự chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thcác cấp, cơ quan, đơn vị địa phương.

2.2. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền và đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền an toàn trong sử dụng điện; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trọng tâm là tuyên truyền về các giải pháp thực hiện đảm bảo an toàn trong sử dụng điện và cách phòng tránh tai nạn điện, nhằm tạo ý thức, nhận thức của người dân về sử dụng điện đảm bảo an toàn (bằng hình ảnh trực quan, dễ nhớ, dễ thực hiện).

2.3. Tăng cường công tác quản lý về cung cấp điện của các tổ chức, cá nhân, việc sử dụng điện không đảm bảo an toàn của người dân tại các khu vực đông dân cư, các điểm chợ, các hộ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh,... trên địa bàn tỉnh.

2.4. Thành lập Đoàn kiểm tra; xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng điện không đảm bảo an toàn theo quy định.

2.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, vận hành lưới điện, công tác kiểm tra và xử lý vi phạm về lĩnh vực điện lực.

3. Nhiệm vụ, giải pháp

3.1. Tiếp tục tổ chức tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến các quy định của pháp luật về lĩnh vực điện lực, trong đó tập trung các quy định về an toàn trong sử dụng điện và cách phòng tránh tai nạn điện.

3.2. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực điện lực; tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân qua nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng (Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau; các Đài Truyền thanh tại địa phương; các trang báo địa phương; xe phát thanh lưu động, loa phóng thanh; treo băng rôn, phát tờ rơi về chủ đề an toàn trong sử dụng điện; lồng ghép vào các bui họp của khóm, ấp hoặc Ttự quản; trực tiếp hướng dẫn và cấp phát tài liệu hướng dẫn về sử dụng điện an toàn cho từng hộ dân trên địa bàn,...).

3.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phương, các tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lĩnh vực điện lực.

[...]