Kế hoạch 316/KH-UBND-NC năm 2016 tổ chức thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam - Trung Quốc về tăng cường hợp tác phòng, chống mua bán người, giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
Số hiệu | 316/KH-UBND-NC |
Ngày ban hành | 08/06/2016 |
Ngày có hiệu lực | 08/06/2016 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Nghệ An |
Người ký | Lê Xuân Đại |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 316/KH-UBND-NC |
Nghệ An, ngày 08 tháng 06 năm 2016 |
Thực hiện Kế hoạch số 142/KH-BCĐ ngày 20/5/2016 của Ban chỉ đạo 138/CP của Chính phủ về tổ chức thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc về tăng cường hợp tác phòng, chống mua bán người, giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh có kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, toàn diện các nội dung kế hoạch số 142/KH-BCĐ ngày 20/5/2016 của Ban chỉ đạo 138/CP, nội dung Hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc về phòng, chống mua bán người, tạo chuyển biến về nhận thức, hành động cho các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và người dân trong các hoạt động hợp tác Việt Nam - Trung Quốc về phòng, chống tội phạm mua bán người.
2. Xác định rõ nhiệm vụ, phân công trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền các địa phương trong thực hiện Hiệp định Việt Nam và Trung Quốc về phòng, chống buôn bán người và bảo vệ nạn nhân bị buôn bán giai đoạn 2016 - 2020.
3. Việc thực hiện Hiệp định phải được tổ chức triển khai nghiêm túc, sâu rộng, đảm bảo hiệu quả, thiết thực.
1. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về các nội dung Hiệp định, gắn với đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống mua bán người, trọng tâm là:
- Các cơ quan truyền thông, thông tấn báo chí trên địa bàn tăng thời lượng đưa tin, bài, phóng sự, phim, ảnh về phòng, chống mua bán người trên các phương tiện thông tin đại chúng, giúp người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng ngừa nguy cơ bị mua bán; xác định trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức tham gia phòng, chống mua bán người, nhất là tại các địa bàn trọng điểm về mua bán người.
- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông tại cộng đồng về phòng, chống mua bán người thông qua các hoạt động như:
+ Tổ chức tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề, tập huấn, hội thảo, phát hành các pano, áp phích, tờ rơi.. để người dân nâng cao cảnh giác, tự ứng phó khi có nguy cơ bị mua bán;
+ Xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình chuyên sâu, lồng ghép về phòng, chống mua bán người;
+ Soạn thảo và đưa vào sử dụng các tài liệu truyền thông chung bằng tiếng dân tộc phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, nhất là ở vùng giáp biên giới, cửa khẩu, vùng có nguy cơ cao.
+ Phối hợp tổ chức các chiến dịch tuyên truyền lồng ghép phòng, chống mua bán người với phòng, chống di cư tự do, tổ chức cho nhân dân ký cam kết không xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động thời vụ.
2. Triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm mua bán người.
- Tăng cường công tác điều tra cơ bản, kết hợp tuần tra, kiểm soát biên giới, tập trung vào các tuyến địa bàn trọng điểm, dựng các đường dây, băng nhóm, đối tượng hoạt động mua bán người, đối tượng "cò mồi", môi giới thường xuyên qua lại biên giới nghi vấn hoạt động mua bán người và đưa người di cư trái phép để có kế hoạch và biện pháp đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn.
- Tiếp nhận, xử lý kịp thời các nguồn tin báo, tố giác tội phạm, tiến hành điều tra, khám phá các vụ án, đường dây phạm tội, truy bắt đối tượng, giải cứu nạn nhân bị mua bán trong các vụ mua bán người nói chung, các vụ mua bán người sang Trung Quốc và ngược lại nói riêng.
- Phối hợp tổ chức xét xử lưu động một số vụ án mua bán người sang Trung Quốc nhằm răn đe tội phạm và phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm mua bán người trên địa bàn biên giới.
3. Làm tốt công tác phối hợp tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán theo nội dung, tiêu chí hợp tác đã thống nhất giữa hai nước. Tổ chức khảo sát, thống kê số nạn nhân là người Việt Nam bị bán sang Trung Quốc (kể cả con của nạn nhân) trở về. Thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân tại các cơ sở bảo trợ, nhà tạm lánh và tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.
- Các lực lượng chức năng chủ động phối hợp trong trao đổi thông tin, xác minh, xác định, giải cứu, tiếp nhận và hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân, tăng cường tuần tra, kiểm soát biên giới về phòng, chống di cư tự do và xuất, nhập cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động thời vụ.
4. Tăng cường phối hợp tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế với Trung Quốc về công tác phòng, chống tội phạm mua bán người trên cơ sở các nội dung được ký kết tại Hiệp định. Phối hợp với các cơ quan chức năng, các địa phương của Trung Quốc kịp thời tổ chức điều tra các vụ án, triệt phá các đường dây mua bán người; phát hiện, giải cứu và hồi hương an toàn cho nạn nhân bị mua bán liên quan đến hai nước.
1. Công an tỉnh
- Chỉ đạo Công an các đơn vị địa phương thường xuyên phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền phòng, chống mua bán người gắn với xây dựng, phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ phòng, chống tội phạm, phòng, chống mua bán người.
- Tổ chức nắm tình hình hoạt động của tội phạm mua bán người, nhất là các đường dây, ổ nhóm tội phạm hoạt động xuyên quốc gia nói chung, hoạt động liên quan đến nước Trung Quốc nói riêng để tập trung đấu tranh triệt xóa; xác định tuyến, địa bàn trọng điểm liên quan đến tội phạm mua bán người; tiến hành mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người.
- Tăng cường phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng triển khai các hoạt động phòng, chống tội phạm mua bán người ở khu vực biên giới; làm tốt công tác hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người; phát hiện, triệt xóa các đường dây, tổ chức, đối tượng mua bán phụ nữ, trẻ em sang Trung Quốc.
- Tổ chức khảo sát, thống kê số nạn nhân là người Việt Nam bị bán sang Trung Quốc (kể cả con của nạn nhân) trở về.