Kế hoạch 3070/KH-UBND năm 2024 cải cách hành chính năm 2025 của tỉnh Gia Lai

Số hiệu 3070/KH-UBND
Ngày ban hành 24/12/2024
Ngày có hiệu lực 24/12/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Rah Lan Chung
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3070/KH-UBND

Gia Lai, ngày 24 tháng 12 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2025 CỦA TỈNH GIA LAI

Thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định số 602/QĐ-UBND ngày 17/9/2021 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh về ban hành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 của tỉnh Gia Lai, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch CCHC năm 2025 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Cụ thể hoá mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 – 2030 của Chính phủ và Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 của tỉnh Gia Lai nhằm xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, phục vụ nhân dân.

b) Nâng cao mức độ hài lòng về sự phục vụ hành chính, góp phần cải thiện Chỉ số CCHC của tỉnh, Chỉ số Hiệu quả Quản trị và hành chính công, Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Chỉ số đánh giá chuyển đổi số...

c) Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác xây dựng, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; công tác kiểm tra, rà soát và xử lý kết quả kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo kịp thời, phù hợp với quy định pháp luật và tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

d) Triển khai đầy đủ, đồng bộ các quy định về theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

đ) Tiếp tục thực hiện cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định TTHC liên quan đến người dân, doanh nghiệp; TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết TTHC trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử và thanh toán trực tuyến để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi trên các phương tiện khác nhau.

e) Tiếp tục tăng cường ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích như sau: (1) Phục vụ giải quyết TTHC và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; (2) Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; (3) Phục vụ công dân số; (4) Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; (5) Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.

g) Tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, định rõ việc của cơ quan hành chính nhà nước. Tăng cường đổi mới, cải tiến phương thức làm việc nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và sắp xếp, tinh gọn hệ thống tổ chức cơ quan hành chính nhà nước các cấp theo quy định. Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước; tăng cường rà soát, sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, có cơ cấu hợp lý và nâng cao hiệu quả hoạt động.

h) Xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động và thực tài. Thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý và tuyển dụng công chức, viên chức để thu hút người thực sự có đức, có tài vào làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước.

i) Tiếp tục Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế, tài chính đối với các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ về quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 60/2021/NĐ- CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

k) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ thúc đẩy xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, Chính quyền điện tử, Chính quyền số, chuyển đổi hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước lên môi trường điện tử...góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức.

2. Yêu cầu

a) Các cơ quan, đơn vị, địa phương xác định được tầm quan trọng của CCHC, công tác CCHC được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và quản lý của các cấp, các ngành.

b) Các nhiệm vụ công tác CCHC phải được tiến hành động bộ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, tạo được sự chuyển biến rõ nét, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh và bền vững.

c) Kế thừa và phát huy những thành tích về CCHC đã đạt được trong thời gian vừa qua, chủ động nghiên cứu, sáng tạo, quyết liệt áp dụng các giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế, yếu kém trong CCHC của các cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm đẩy mạnh CCHC năm 2025 và những năm tiếp theo.

d) Cải cách hành chính phải xuất phát từ lợi ích của người dân, doanh nghiệp; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

II. NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1. Cải cách thể chế

a) Nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật

- Thực hiện đúng và đầy đủ trình tự, thủ tục trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường tham vấn ý kiến chuyên môn của các hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học và tham vấn ý kiến rộng rãi của người dân, tổ chức và xã hội trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính minh bạch, tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

- Tăng cường kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời phát hiện và xử lý các quy định chồng chéo, mâu thuẫn, trái pháp luật, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp.

- Thực hiện kịp thời, đúng tiến độ xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật; khắc phục tình trạng chậm trễ trong công tác xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

b) Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi pháp luật

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ