Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 302/KH-UBND năm 2023 thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố Hà Nội năm 2024

Số hiệu 302/KH-UBND
Ngày ban hành 15/12/2023
Ngày có hiệu lực 15/12/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Mạnh Quyền
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 302/KH-UBND

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2024

Thực hiện Kế hoạch số 204-KH/TU ngày 10/9/2020 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các Quyết định của UBND Thành phố: số 496/QĐ-UBND ngày 26/01/2018 về việc phê duyệt Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực (SPCNCL) thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng tới năm 2025, số 4303/QĐ-UBND ngày 24/9/2020 ban hành Kế hoạch thực hiện đề án phát triển SPCNCL giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trên cơ sở kết quả thực hiện Kế hoạch thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2023 và xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 6012/TTr-SCT ngày 28/11/2023, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2024 như sau:

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Mục đích:

- Thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển SPCNCL đề ra trong giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội và Kế hoạch của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Tập trung phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, khả năng tham gia sâu và đóng góp giá trị gia tăng cao vào chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu; có ý nghĩa nền tảng, tác động lan tỏa cao đến các ngành sản xuất và kinh tế khác, sử dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các SPCNCL Thành phố, thúc đẩy hợp tác, liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp sản xuất SPCNCL Hà Nội với doanh nghiệp của các tỉnh, thành trong nước và nước ngoài.

2. Yêu cầu:

- Việc triển khai Kế hoạch đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy định nhằm đạt được các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.

- Trên cơ sở Kế hoạch này, các Sở ngành của Thành phố xây dựng và lồng ghép vào các chương trình, Kế hoạch khác do đơn vị mình chủ trì để thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong Kế hoạch.

3. Một số chỉ tiêu cần đạt được:

- Thu hút sự tham gia của 20-25 doanh nghiệp với khoảng 30-35 sản phẩm được công nhận SPCNCL Thành phố năm 2023 (Trong đó 10-15 sản phẩm được công nhận lần đầu).

- Phấn đấu 100% các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Thành phố.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL Hà Nội

- Các sở, ban, ngành của Thành phố tiếp tục thực hiện các giải pháp cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực xây dựng, hải quan, thuế, đầu tư,… theo hướng thuận tiện cho các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL. Các sở, ban, ngành của Thành phố cần thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành bằng hình thức thông báo điện tử danh sách các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL.

- Tập trung triển khai, đôn đốc tiến độ thành lập, xây dựng mới và hoàn thiện đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các khu công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố để phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, có sức cạnh tranh cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, khai thác hiệu quả quỹ đất hiện có, tạo sự liên kết với các địa phương trong vùng Thủ đô, giải quyết nhu cầu mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp và di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm, không phù hợp quy hoạch ra khỏi nội đô và khu dân cư.

- Hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng, các quỹ của Trung ương và Thành phố thông qua việc tổ chức hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất SPCNCL với các ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng, …

- Thường xuyên nắm bắt thông tin sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; nắm bắt, cung cấp thông tin về các thị trường, các nhà sản xuất công nghệ tiên tiến, các hội chợ sản phẩm công nghiệp uy tín ở nước ngoài để các doanh nghiệp kết nối, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại sang thị trường các nước trong khu vực và thế giới (Châu Âu, Bắc Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…).

2. Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất SPCNCL phát triển khoa học công nghệ

- Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL kết nối với các viện nghiên cứu, các trường đại học trong nước, các nhà khoa học nhằm giúp các doanh nghiệp trong ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất; đưa các công trình nghiên cứu khoa học vào ứng dụng thực tế trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL.

- Thông tin, liên kết mời 30-40 nhà sản xuất công nghệ, thiết bị của các nước có nền công nghiệp phát triển (Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc) vào Việt Nam gặp gỡ, kết nối với các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL Hà Nội tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL Hà Nội tiếp cận, tìm hiểu và đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại theo chuẩn 4.0.

3. Phát triển nguồn nhân lực

Tổ chức hoạt động kết nối doanh nghiệp sản xuất SPCNCL với các cơ sở đào tạo uy tín trên địa bàn Thành phố để đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất kinh doanh doanh nghiệp.

Tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn cho lãnh đạo, cán bộ quản lý các doanh nghiệp sản xuất SPCNCL về kỹ năng quản trị doanh nghiệp, quản lý sản xuất, marketing, chuyển đổi số, hội nhập kinh tế quốc tế …

4. Xét chọn và tôn vinh sản phẩm công nghiệp chủ lực

[...]