Kế hoạch 3018/KH-UBND năm 2020 về phát triển kinh tế tập thể năm 2021 do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 3018/KH-UBND
Ngày ban hành 17/08/2020
Ngày có hiệu lực 17/08/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Hữu Tháp
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 3018/KH-UBND

Kon Tum, ngày 17 tháng 8 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM NĂM 2021

Thực hiện Văn bản số 4476/BKHĐT-HTX ngày 14 tháng 7 năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch năm 2021, trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 06 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum báo cáo đánh giá và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2021 như sau:

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2020

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ

1. Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Hợp tác xã (HTX), Liên hiệp hợp tác xã (LHHTX), Tổ hợp tác (THT)

1.1 Số lượng, doanh thu và thu nhập của THT, HTX, LHHTX

a) Tổ hợp tác

- Tổng số THT trên địa bàn tỉnh hiện là 205 THT, đạt 107,9% so với kế hoạch năm 2020 (190 THT), trong đó có 145 THT có đăng ký hoạt động với chính quyền xã/phường/thị trấn. Tổng số thành viên của các THT là 1.985 thành viên, đạt 101,8% kế hoạch năm 2020.

- Doanh thu trung bình khoảng 188 triệu đồng/THT/năm, lợi nhuận trung bình 39 triệu đồng/THT/năm, thu nhập bình quân của thành viên 25 triệu đồng/người/năm.

- Hoạt động của THT chủ yếu giúp đỡ nhau về vốn, nhân lực trong sản xuất, kinh doanh; tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm sản xuất góp phần xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động và hộ gia đình. Tuy nhiên, còn nhiều tổ hợp tác chưa huy động được vốn góp chung; hoạt động theo thời vụ nên thiếu tính bền vững, quy mô nhỏ lẻ, chưa ký kết hợp đồng hợp tác và đăng ký hoạt động với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Các THT trong nông nghiệp nông thôn còn gặp phải những khó khăn như: Sản xuất kinh doanh trong điều kiện của biến đổi khí hậu; phải cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác như doanh nghiệp, hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường, nhất là các cạnh tranh mới về khoa học công nghệ, về giá thành và chất lượng sản phẩm nhưng chưa được chia sẽ thông tin kịp thời.

b) Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã

- Trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện có 144 HTX và 01 LHHTX, đạt 109,9% kế hoạch năm 2020 (131 HTX, 01 LHHTX), trong đó có 138 HTX đang hoạt động, 01 LHHTX và 06 HTX ngưng hoạt động. Trong 6 tháng năm 2020 có 19 HTX thành lập mới, 01 HTX giải thể(1).

- Tổng nguồn vốn hoạt động của HTX trên tất cả các lĩnh vực đạt 273.000 triệu đồng, trong đó: HTX có nguồn vốn hoạt động cao nhất là 20.900 triệu đồng; HTX có nguồn vốn hoạt động thấp nhất là 400 triệu đồng; bình quân nguồn vốn hoạt động của 01 HTX là 3.522 triệu đồng. Ước doanh thu bình quân HTX năm 2020 đạt 2.534 triệu đồng/HTX/năm, lợi nhuận bình quân khoảng 327 triệu đồng/HTX/năm

1.2 Về thành viên, lao động của HTX, LHHTX

- Các HTX, LHHTX trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 9.270 thành viên và người lao động, đạt 101,8% kế hoạch năm 2020 (9.110 thành viên).

- Thu nhập bình quân của thành viên khoảng 40 triệu đồng/người/năm, thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX 47 triệu đồng/người/năm.

1.3 Về trình độ cán bộ quản lý HTX, LHHTX

Tổng số cán bộ quản lý HTX, LHHTX hiện là 340 người, trong đó: Trình độ Cao đẳng trở lên là 102 người; Sơ cấp, trung cấp là 238 người.

2. Đánh giá theo lĩnh vực

2.1 Ngành nông, lâm nghiệp

Tổng số HTX, LHHTX đang hoạt động trong ngành nông, lâm nghiệp là 105 (104 HTX, 01 LHHTX). Doanh thu bình quân khoảng 1.352 triệu đồng/HTX/năm; lợi nhuận bình quân sau thuế khoảng 235 triệu đồng/HTX/năm; thu nhập bình quân của thành viên khoảng 37 triệu đồng/người/năm; thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX khoảng 48 triệu đồng/người/năm; số lượng thành viên là 1.610 thành viên.

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng các HTX nông nghiệp đã đạt được những kết quả quan trọng như:

- Hầu hết các HTX, LHHTX đã kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, bố trí người có trách nhiệm cao vào các vị trí chủ chốt ở các khâu công việc, tạo được sự chuyển biến cơ bản về quan hệ sở hữu, phương thức quản lý và phương thức phân phối, hạch toán tài chính theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Các HTX, LHHTX chú trọng sử dụng phương thức khoán và hợp đồng dịch vụ trong các khâu để phát huy vai trò làm chủ của thành viên, tăng năng suất và sinh lợi trực tiếp; tiếp tục xử lý những tồn đọng về nguồn vốn, tài sản và vốn góp của thành viên; làm rõ tư cách thành viên. Nhiều HTX được tăng cường về nguồn lực con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, tiềm lực tài chính.

- Có trên 60% số HTX nông nghiệp đã có tích luỹ vốn và thực hiện tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Các HTX này có tốc độ phát triển ổn định, bền vững, từng bước thể hiện trên thực tế có nhiều mô hình HTX kiểu mới như: HTX Sáu Nhung, HTX Thần nông, HTX Hợp Thành, HTX Hải Tình, HTX Rạng Đông, HTX Tiến Đạt, HTX Lộc Phát, HTX rau, hoa và du lịch Thanh Niên, HTX công bằng Pô Kô…

- HTX nông, lâm nghiệp đã trích các nguồn quỹ cùng chính quyền địa phương tham gia đầu tư công trình hạ tầng nông thôn, xây dựng công trình giao thông, các công trình hạ tầng văn hoá xã hội, xây nhà đại đoàn kết, hỗ trợ hoạt động của các đoàn thể, hỗ trợ ngân sách cấp xã…

- Liên hiệp HTX nông công nghiệp xanh Kon Tum được thành lập vào tháng 7 năm 2018. Hiện nay Liên hiệp HTX đang củng cố bộ máy để triển khai các hoạt động.

[...]