Kế hoạch 2936/KH-UBND năm 2021 về chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030

Số hiệu 2936/KH-UBND
Ngày ban hành 23/03/2021
Ngày có hiệu lực 23/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Thái Bảo
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2936/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 23 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CHĂM SÓC, NÂNG CAO SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG, CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Phần I

KẾT QUẢ CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG, CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. HỆ THỐNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG, PHÒNG, CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Trong những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp đã được các Bộ, ngành, các địa phương, các cơ sở sản xuất kinh doanh coi trọng và trở thành một trong những nội dung không thể thiếu trong kế hoạch sản xuất hàng năm. Nhiều biện pháp, sáng kiến trong việc cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động và môi trường lao động đối với người lao động (NLĐ) được thực hiện, đã trở thành phong trào được đông đảo quần chúng tham gia hưởng ứng như phong trào xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động; Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ. Kết quả của những hoạt động đó đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, đồng thời ngày càng cải thiện tốt hơn điều kiện lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống cho hơn một triệu NLĐ.

Tính đến tháng 10/2020, có khoảng 847 cơ sở lao động được quản lý, theo dõi chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp (chiếm 2,6% trên tổng số cơ sở lao động trên địa bàn), với khoảng 444.087 người lao động. Trong đó, có 574 cơ sở lao động có yếu tố nguy hiểm với khoảng 361.675 người lao động được quản lý, tập trung chủ yếu là người lao động thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất và phân phối năng lượng, thương nghiệp, khai thác mỏ, xây dựng, dịch vụ sửa chữa, y tế và hoạt động cứu trợ xã hội với khoảng 354.175 người, chiếm 98%.

Về quy mô cơ sở: Có 368 cơ sở có quy mô trên 200 lao động/cơ sở với 402.314 người lao động (chiếm 90,6%); có 325 cơ sở lao động có từ 50 đến 200 người lao động/cơ sở với 38.031 người lao động (chiếm 8,6%); còn lại là 154 cơ sở dưới 50 người lao động/cơ sở, với 3.742 người lao động (chiếm 8,4%).

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 09 đơn vị đủ điều kiện khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động (02 đơn vị công lập: Bệnh viện đa khoa Thống Nhất, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và 07 đơn vị tư nhân gồm Phòng khám Đa khoa: Quốc tế Long Bình, Sài Gòn Tam Phước, An Phúc Sài Gòn, Lê Thiện Nhân, Tam Đức,Vệ sinh lao động Đông Sài Gòn và Hoàng Anh Đức). Có 11 đơn vị đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động (04 đơn vị công lập: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom, Trung tâm Y tế huyện Long Thành, Trung tâm Y tế thành phố Biên Hòa và 07 đơn vị tư nhân bao gồm: Phòng khám đa khoa Quốc tế Long Bình, Tam Đức, Vệ sinh lao động Đông Sài Gòn, Hoàng Anh Đức, An Phúc Sài Gòn và Công ty CP Thiện Phúc Bùi Lê; Công ty TNHH Bách Việt Đồng Nai).

II. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT, TẬP HUẤN VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Sở Y tế phối hợp với Sở Lao động - TBXH, Sở Công Thương, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thực hiện các nội dung:

a) Triển khai Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành cho 2400 người là người sử dụng lao động, cán bộ làm công tác an toàn, vệ sinh lao động và công đoàn tại các đơn vị, doanh nghiệp.

b) Phát hành 12.332 tờ gấp, 5.830 áp phích, 3.000 cuốn sổ tay hỏi đáp về an toàn, vệ sinh lao động, 3.000 cuốn Luật An toàn, vệ sinh lao động, 8000 cuốn sổ tay hướng dẫn thực hiện công tác an toàn lao động cho doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn tỉnh.

c) Xây dựng 04 phóng sự về an toàn, vệ sinh lao động, đưa 25 lượt tin, bài tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động, việc tuân thủ công tác an toàn, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đồng thời biểu dương những gương thực hiện tốt các phong trào an toàn, vệ sinh lao động.

2. Công tác tập huấn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động: Sở Y tế phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Công Thương, Liên đoàn Lao động tỉnh:

a) Tổ chức 18 lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động cho 1509 lượt cán bộ thuộc cấp huyện, phường xã làm công tác liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động;

b) Tổ chức 44 lớp huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho 3.106 người sử dụng lao động, cán bộ làm công tác an toàn lao động, cán bộ quản lý, an toàn vệ sinh viên tại các doanh nghiệp.

c) Tổ chức tập huấn an toàn lao động cho 36.700 cán bộ công đoàn cơ sở làm công tác an toàn lao động, 3850 an toàn vệ sinh viên tại các doanh nghiệp, tổ chức 20 lớp tập huấn Luật Bảo vệ môi trường, Luật An toàn, vệ sinh lao động cho 1.262 người là các cán bộ công đoàn và CĐCS tham dự.

d) Mở 01 lớp tập huấn quan trắc môi trường lao động cho 67 người.

đ) Mở 04 lớp huấn luyện nghiệp vụ y tế lao động cho 289 cán bộ y tế tại các doanh nghiệp; tập huấn sơ cấp cứu cho 1497 doanh nghiệp với sự tham gia của 31.038 vệ sinh viên tại các doanh nghiệp.

e) Tập huấn nâng cao năng lực khám, chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp thông qua bổ sung trang thiết bị, tập huấn nghiệp vụ chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; tổ chức 04 lớp tập huấn triển khai mở rộng mô hình phòng chống bệnh nghề nghiệp và chăm sóc sức khỏe người lao động; 03 lớp tập huấn kỹ năng giám sát môi trường lao động cho cán bộ y tế lao động tuyến tỉnh, huyện.

3. Xây dựng mô hình phòng, chống bệnh nghề nghiệp

a) Xây dựng 06 mô hình phòng chống tai nạn thương tích tại cộng đồng và 1 mô hình tại trường học, nâng tổng số lên 07 mô hình phòng chống tai nạn thương tích, trong đó có 2 mô hình đã được công nhận là Cộng đồng an toàn Việt Nam.

b) Xây dựng và giám sát 04 mô hình Phòng chống bệnh nghề nghiệp tại Bệnh viện Phổi, Nhà máy Super Phốtphát, Công ty Amanda, công ty Center Power nâng số mô hình phòng chống bệnh nghề nghiệp lên 12 mô hình về các bệnh Bụi phổi Amiang, Bụi phổi Silic, Điếc nghề nghiệp, Viêm gan virus nghề nghiệp; Lao nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc chì vô cơ nghề nghiệp; Bệnh da nghề nghiệp...

III. CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP

1. Khám sức khỏe người lao động

Hàng năm, ngành y tế phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám bệnh nghề nghiệp (BNN) cho người lao động (NLĐ).

STT

Nội dung thực hiện

2016

2017

2018

2019

2020

1

Số cơ sở khám BNN

86

120

70

76

71

2

Số cơ sở khám sức khỏe (KSK) định kỳ

85

81

67

66

64

3

Số NLĐ KSK định kỳ

42.490

39.119

41.615

38.369

20.974

4

Số cơ sở KSK bố trí việc làm

05

06

06

12

11

5

Số NLĐ KSK bố trí việc làm

5.455

7.678

9.917

8.705

6.287

6

Số NLĐ được tập huấn sơ cấp cứu bệnh nghề nghiệp

1.255

5.719

4.770

4.633

2.373

7

Số NLĐ được khám bệnh BNN

2.142

30.630

26.644

18.164

19.828

8

Số người được giám định BNN

21

11

28

20

18

[...]