Kế hoạch 288/KH-UBND về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2021 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Số hiệu | 288/KH-UBND |
Ngày ban hành | 25/01/2021 |
Ngày có hiệu lực | 25/01/2021 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kon Tum |
Người ký | Lê Ngọc Tuấn |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 288/KH-UBND |
Kon Tum, ngày 25 tháng 01 năm 2021 |
RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
Thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ về ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025; Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2021, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Nhằm triển khai thực hiện Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) của tỉnh năm 2021; triển khai thực hiện rà soát, đánh giá TTHC định kỳ hàng năm theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ.
- Kịp thời phát hiện những nội dung bất cập, không phù hợp của TTHC, văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) có quy định về TTHC để đề xuất các phương án đơn giản hóa TTHC (kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung văn bản QPPL, TTHC có liên quan cho phù hợp) theo quy định.
- Rà soát các TTHC được ban hành trong văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh để bãi bỏ hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ các TTHC không còn phù hợp (nếu có) theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan.
- Rà soát các TTHC đã được công bố, chuẩn hóa thực hiện trên địa bàn tỉnh đảm bảo các điều kiện thực hiện TTHC trên môi trường điện tử nhằm đáp ứng, hoàn thành các chỉ tiêu theo Nghị quyết của Chính phủ.
2. Yêu cầu
Công tác rà soát, đánh giá TTHC phải được tiến hành đồng bộ, hiệu quả, đúng thời gian, đảm bảo phải đơn giản hóa và kiến nghị đơn giản hóa các TTHC hiện hành, đặc biệt là các TTHC liên quan nhiều đến người dân và doanh
nghiệp; bảo đảm một TTHC được thực hiện là cần thiết, hợp lý, hợp pháp, với chi phí thực hiện thấp nhất, lợi ích đạt được cao nhất.
II. PHẠM VI, PHƯƠNG THỨC RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ
1. Phạm vi rà soát, đánh giá
- Danh mục TTHC đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố đang còn hiệu lực thực hiện trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là rà soát các TTHC, nhóm TTHC liên quan đến cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và các TTHC có tần suất thực hiện lớn liên quan đến người dân và doanh nghiệp.
- Tập trung rà soát những TTHC có vướng mắc, bất cập trong công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị theo hướng: Xác định rõ cơ quan, đơn vị đầu mối chủ trì; phân định minh bạch, cụ thể quyền và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị đầu mối và các cơ quan, đơn vị phối hợp nhằm giải quyết các bất cập do quy định chưa cụ thể, chồng chéo, mâu thuẫn trong quá trình thực hiện; phân định rõ thời gian thực hiện, giải quyết của từng cơ quan, đơn vị liên quan,...
- Rà soát TTHC của tỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC nhằm đảm bảo công khai đầy đủ TTHC theo quy định.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện TTHC, nếu phát hiện TTHC, nhóm TTHC, quy định hành chính có vướng mắc, bất cập, gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống Nhân dân mà chưa có trong Kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung về việc rà soát, đánh giá TTHC.
2. Nội dung rà soát, đánh giá: Thực hiện theo Điều 24, 25, 26, 27, 28 của Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính.
1. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Trên cơ sở Kế hoạch này, xây dựng và thực hiện kế hoạch rà soát cụ thể của đơn vị, địa phương; đồng thời gửi về Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Trung tâm Phục vụ hành chính công) để tổng hợp, theo dõi.
- Tổ chức, phân công, chỉ đạo các công chức thực hiện rà soát quy định, TTHC theo Kế hoạch, đảm bảo chất lượng, hoàn thành đúng tiến độ theo quy định.
- Hướng dẫn các đơn vị, phòng, ban trực thuộc để phục vụ cho công tác rà soát; chủ động phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, kịp thời báo cáo tình hình, phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
- Hoàn thành và gửi kết quả rà soát TTHC về Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Trung tâm Phục vụ hành chính công) trước ngày 15/8/2021 để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Văn phòng Chính phủ theo quy định.
2. Giám đốc các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Công Thương; Giao thông vận tải; Tư pháp; Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
- Trực tiếp chỉ đạo việc rà soát TTHC thuộc phạm vi do ngành mình quản lý. Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các phương án đơn giản hóa, các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính trọng tâm (nếu có). Trong đó, tập trung rà soát, kịp thời đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ TTHC, quy định không cần thiết, không hợp lý, hợp pháp gây khó khăn cho sản xuất, đời sống của người dân và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hoàn thành và gửi kết quả rà soát TTHC về Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Trung tâm Phục vụ hành chính công) trước ngày 15/8/2021 để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Văn phòng Chính phủ theo quy định.