Kế hoạch 2802/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của Hội Luật gia các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2024-2030” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 2802/KH-UBND
Ngày ban hành 10/04/2024
Ngày có hiệu lực 10/04/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phạm S
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2802/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 10 tháng 04 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỘI LUẬT GIA CÁC CẤP TRONG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2024 - 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Thực hiện Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 30/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát huy vai trò của Hội Luật gia các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2024 - 2030”, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phát huy vai trò của Hội Luật gia các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2024 - 2030” (sau đây viết tắt là Kế hoạch) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch bảo đảm thống nhất, đồng bộ và hiệu quả; kịp thời cung cấp có chất lượng kiến thức pháp luật cho người dân, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về quyền được thông tin và cung cấp dịch vụ pháp lý cho Nhân dân.

b) Phát huy vai trò, trách nhiệm của Hội Luật gia các cấp; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

c) Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, các ngành, các cơ quan, tổ chức đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo sự chuyển biến cơ bản, bền vững trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần tăng cường hiệu quả thực thi công vụ và ý thức tuân thủ chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và người dân.

2. Yêu cầu:

a) Xác định cụ thể nội dung công việc, bảo đảm tiến độ, chất lượng, thời hạn hoàn thành, trách nhiệm của Hội Luật gia các cấp và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch.

b) Hội Luật gia các cấp trong tỉnh có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện đầy đủ nội dung, đúng tiến độ đã nêu trong Kế hoạch.

II. MỤC TIÊU THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Giai đoạn 1 (Từ năm 2024-2026):

a) Phấn đấu: Hàng năm, 100% các cấp Hội Luật gia, 100% luật gia hoạt động chuyên trách, 40%-50% luật gia đã nghỉ hưu, luật gia đang hành nghề khác và 5-10% luật gia đang công tác tham gia vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

b) Phấn đấu: 100% tổ chức Hội Luật gia cấp xã tham gia xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

c) Xây dựng mới hoặc chuẩn hóa các mô hình, cách làm chuyên nghiệp, hiệu quả đang vận hành để thu hút các luật gia và nguồn lực xã hội tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật. Phấn đấu khi kết thúc giai đoạn triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh có tối thiểu 10 đơn vị (cấp huyện, xã) vận hành mô hình phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả.

d) Hàng năm, phấn đấu có 50% trở lên Báo cáo viên, người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các Hội được tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ; cung cấp thông tin tài liệu, cập nhật kiến thức pháp luật.

đ) Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút nguồn lực xã hội tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “Mỗi luật gia là một báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật”.

e) Thực hiện hoạt động chỉ đạo điểm tại 06 địa phương cấp huyện, cấp xã, ở các địa bàn thành phố, nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh.

2. Giai đoạn 2 (Từ năm 2027-2030):

a) Hàng năm, 100% các cấp Hội Luật gia, 100% luật gia hoạt động chuyên trách, 60-80% luật gia đã nghỉ hưu, luật gia đang hành nghề khác và 10-15% luật gia đang công tác tham gia vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

b) Hàng năm, 100% tổ chức Hội Luật gia cấp xã tham gia xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

c) Chuẩn hóa các mô hình, cách làm chuyên nghiệp, hiệu quả đang vận hành để thu hút các luật gia và nguồn lực xã hội tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật. Phấn đấu khi kết thúc giai đoạn triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh có tối thiểu 30 - 40 đơn vị (cấp huyện, xã) vận hành mô hình phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả.

d) Hàng năm, phấn đấu có 80% trở lên Báo cáo viên, người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các Hội được tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ; cung cấp thông tin tài liệu, cập nhật kiến thức pháp luật.

đ) Thực hiện có hiệu quả phong trào “Mỗi luật gia là một Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật”; hàng tháng, Trung tâm Tư vấn pháp luật tỉnh và các chi nhánh của Trung tâm tại các huyện, thành phố bố trí thời gian nhất định để thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, hướng dẫn, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí cho Nhân dân.

e) Tổng kết, rút kinh nghiệm việc chỉ đạo điểm tại các địa phương và nhân rộng các mô hình điểm có hiệu quả đến các địa phương, cơ sở khác trong tỉnh.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Đề án:

[...]