Kế hoạch 2722/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 38-CT/TW về tiếp tục đổi mới, phát huy vai trò và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trong tình hình mới do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 2722/KH-UBND |
Ngày ban hành | 16/08/2021 |
Ngày có hiệu lực | 16/08/2021 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Dương Anh Đức |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Số: 2722/KH-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 8 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ 38-CT/TW, NGÀY 19/9/2019 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, PHÁT HUY VAI TRÒ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Ngày 28 tháng 4 năm 2021, Ban Thường vụ Thành Ủy ban hành Công văn số 147-CV/TU về lãnh đạo thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 19 tháng 9 năm 2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát huy vai trò và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trong tình hình mới (gọi tắt là Chỉ thị 38-CT/TW của Ban Bí thư), Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Quán triệt và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị sổ 38-CT/TW của Ban Bí thư nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các đơn vị có liên quan về vai trò của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ở Trung ương và ở địa phương, cụ thể là Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Liên hiệp hữu nghị) trong công tác đối ngoại nhân dân; tranh thủ nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội đóng góp tích cực việc thúc đẩy các quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Thành phố với nhân dân các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, phát triển, tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới.
- Tiếp tục đổi mới, nâng cao vai trò, chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp hữu nghị trong tình hình mới, theo phương châm “Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả” trên lĩnh vực hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, các hoạt động vận động viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cũng như công tác nghiên cứu, thông tin đối ngoại.
- Tích cực củng cố, xây dựng Liên hiệp hữu nghị cùng các tổ chức thành viên vững mạnh; quan tâm xây dựng, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ làm công tác đối ngoại nhân dân có kiến thức, kỹ năng, bản lĩnh và phẩm chất chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đầu tư xây dựng các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để Liên hiệp hữu nghị và các tổ chức thành viên phát huy vai trò, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được phân công.
2. Yêu cầu
- Tập trung xác định các nhóm giải pháp trọng tâm, cụ thể hóa thành các nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn (ngắn hạn và dài hạn).
- Chú trọng nội dung chính trị trong các hoạt động đối ngoại nhân dân của Liên hiệp hữu nghị và các tổ chức thành viên cũng như của các sở ban ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức; chú ý tạo điều kiện để Liên hiệp hữu nghị thể hiện rõ vai trò tham mưu chính trong lĩnh vực đối ngoại nhân dân của Thành phố.
- Phát huy tính chủ động và nâng cao hiệu quả công tác phối kết hợp giữa các ngành, các cấp trong quá trình triển khai, tổ chức các hoạt động đối ngoại nhân dân trên địa bàn Thành phố trong thời gian tới.
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị 38-CT/TW của Ban Bí thư đến các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, cơ quan, đơn vị của Thành phố, nhằm thống nhất về nhận thức, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tiếp tục đổi mới, phát huy vai trò và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trong tình hình mới
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, vai trò của cơ quan, đơn vị mà các cấp chính quyền, sở ngành, đơn vị chủ động xây dựng nội dung triển khai thực hiện CT 38-CT/TW của Ban Bí thư gắn với việc thực nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Trong đó thống nhất quan điểm xuyên suốt “Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố là tổ chức chính trị - xã hội chuyên trách về công tác đối ngoại nhân dân” và công tác đối ngoại nhân dân bao gồm tổng thể các hoạt động về hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Thành phố nói riêng, nhân dân Việt Nam nói chung với nhân dân các nước trên thế giới cũng như với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
- Các đơn vị phát thanh, truyền hình, các cơ quan báo đài, các đơn vị, bộ phận phụ trách công tác truyền thông của các cơ quan, đơn vị căn cứ nhiệm vụ thường xuyên của địa phương, đơn vị, chủ động điều chỉnh, bổ sung những chuyên mục, điểm tin, phóng sự chuyên đề... về công tác đối ngoại nhân dân trên địa bàn Thành phố, đẩy mạnh tuyên truyền về những thành tựu nổi bật của công tác ngoại giao nói chung, công tác đối ngoại nhân dân nói riêng trong giai đoạn hiện nay, gắn với chủ trương xây dựng “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh”.
2. Xây dựng và hoàn thiện các cơ sở pháp lý nhằm phát huy vai trò của Liên hiệp hữu nghị, nâng cao chất lượng công tác đối ngoại nhân dân trên địa bàn Thành phố
- Tổ chức triển khai, khảo sát và đánh giá việc thực hiện các quy định của Trung ương theo hướng dẫn của các bộ, ngành, các cơ quan có liên quan về cơ chế bộ máy, biên chế hoạt động, điều kiện làm việc... của Liên hiệp hữu nghị. Trên cơ sở kết quả đánh giá, kịp thời có những đề xuất, kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo điều kiện một cách cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trên địa bàn Thành phố.
- Phát huy vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu, xem xét tạo những cơ chế linh hoạt phù hợp đặc thù từng địa phương, đơn vị, từng thời điểm, hoạt động cụ thể để đa dạng hóa, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về mặt quy trình, thủ tục, tạo điều kiện cho công tác đối ngoại nhân dân được phát huy triệt để, nhất là đối với những nguồn vận động viện trợ khẩn cấp không hoàn lại phù hợp với quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu ban hành “Quy chế phối hợp triển khai công tác đối ngoại nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” nằm phát huy tổng thể nguồn lực của các cơ quan, đơn vị trong việc phối kết hợp thực hiện những nhiệm vụ chung của Thành phố, góp phần nâng cao vị thế của Thành phố Hồ Chí Minh trong khu vực cũng như trong khối các nước có quan hệ hợp tác với Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua.
3. Thực hiện nhất quán chủ trương tiếp tục mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác, góp phần củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhân dân giữa Việt Nam với nhân dân các nước, trên cơ sở phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống vốn có. Chú trọng phát triển quan hệ ổn định và có chiều sâu với các tổ chức nhân dân của các nước láng giềng, các nước trong khu vực ASEAN và các nước lớn, các đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. Duy trì, thúc đẩy quan hệ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có thiện chí với nước ta và với thành phố Hồ Chí Minh.
- Phát huy vai trò của “Tổ công tác Đối ngoại và Hợp tác Quốc tế” của Thành phố, trong đó Liên hiệp hữu nghị chủ động, tích cực tham mưu, đề xuất, kiến nghị nhũng nội dung thuộc lĩnh vực đối ngoại nhân dân trong tổng thể các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Thành phố.
- Trên cơ sở nội dung các biên bản ghi nhớ hợp tác đã được ký kết giữa chính quyền Thành phố với chính quyền các tỉnh/ thành phố thuộc các quốc gia trong và ngoài khu vực, Liên hiệp hữu nghị cùng các tổ chức thành viên (các tổ chức hữu nghị song phương và đa phương) chủ động đề xuất các giải pháp nhằm triển khai thực hiện các nội dung đã được ký kết, đồng thời làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Thành phố với các tỉnh/ thành phố bạn, đặc biệt là các hoạt động với các tổ chức nhân dân tương ứng, trong đó chú trọng hợp tác phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa.
- Tăng cường vận dụng các cơ chế đa phương trong việc tổ chức các hoạt động, sự kiện kinh tế, văn hóa, chính trị giữa nhân dân Thành phố với nhân dân các quốc gia và vùng lãnh thổ, tranh thủ sự đồng thuận, ủng hộ của bạn bè quốc tế với Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trên các diễn đàn quốc tế. Phối hợp với Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố đẩy mạnh hơn nữa công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, phát huy triệt để hiệu quả, kết quả của các buổi tiếp xúc, gặp gỡ giữa lãnh đạo Thành phố với kiều bào, nhất là kiều bào có nhiều đóng góp xây dựng và phát triển Thành phố, tạo thêm nhiều kênh tương tác với đồng bào Việt Nam ở nước ngoài.
4. Liên hiệp hữu nghị xây dựng Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 38-CT/TW của Ban Bí thư và Kế hoạch này để triển khai thực hiện, chú trọng các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai mô hình Đảng - Đoàn của Liên hiệp hữu nghị để phát huy vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức và hoạt động của Liên hiệp hữu nghị đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Hoàn thiện đề án vị trí việc làm, từng bước xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống Liên hiệp hữu nghị tinh gọn, hoạt động hiệu quả trên cơ sở phát huy kiến thức, kinh nghiệm của những cán bộ kiêm nhiệm và kỹ năng, năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên trách. Tăng cường huy động nguồn lực xã hội hóa các hoạt động của Liên hiệp hữu nghị và các tổ chức thành viên; đồng thời, bảo đảm quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực theo quy định của pháp luật.
- Chú trọng nội dung chính trị trong các hoạt động đối ngoại của Liên hiệp hữu nghị để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, đoàn kết rộng rãi của nhân dân thế giới đối với Việt Nam; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, uy tín và hình ảnh quốc tế của đất nước, của Thành phố; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ và phát triển.