Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 270/KH-UBND năm 2021 về xây dựng và triển khai các mô hình quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người sau cai nghiện tại nơi cư trú trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 270/KH-UBND
Ngày ban hành 01/12/2021
Ngày có hiệu lực 01/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Chử Xuân Dũng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 270/KH-UBND

Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CÁC MÔ HÌNH QUẢN LÝ, CHĂM SÓC, HỖ TRỢ NGƯỜI SAU CAI NGHIÊN TẠI NƠI CƯ TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Luật Phòng, chống ma túy 2021; Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Quyết định số 1452/QĐ/TTg ngày 31/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phế duyệt Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021- 2025; Chương trình số 08-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 -2025, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch “Xây dựng và triển khai các mô hình quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người sau cai nghiện tại nơi cư trú trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025” (sau đây gọi là mô hình quản lý sau nghiện ma túy), với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Cụ thể hoá mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình số 08-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, triển khai và duy trì hiệu quả các mô hình quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người sau cai, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác cai nghiện ma túy.

- Phát huy hiệu quả vai trò của Đội công tác xã hội tình nguyện trong công tác quản lý sau cai, hạn chế tỷ lệ tái nghiện; đẩy mạnh hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm, thu nhập cho người sau cai nghiện ổn định cuộc sống, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tại Thủ đô.

- Huy động các nguồn lực xã hội, khuyến khích các cá nhân, các tổ chức kinh tế tham gia dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại cộng đồng; lồng ghép công tác cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, công tác quản lý sau cai nghiện ma túy với các chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội tại địa phương.

2. Chỉ tiêu nhiệm v

a) Lộ trình triển khai thực hiện

- Năm 2021: Có từ 20% đến 30% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn áp dụng mô hình quản lý sau nghiện ma tuý.

- Năm 2022: Có từ 30% đến 40% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn áp dụng mô hình quản lý sau nghiện ma tuý.

- Năm 2023: Có từ 40% đến 60% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn áp dụng mô hình quản lý sau nghiện ma tuý.

- Năm 2024: Có từ 60% đến 80% số xã, phường thị trấn trên địa bàn áp dụng mô hình quản lý sau nghiện ma tuý.

- Năm 2025: 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn áp dụng mô hình quản lý sau nghiện ma tuý.

b) Chỉ tiêu cụ thể

Căn cứ chỉ tiêu chung của toàn Thành phố, tình hình thực tiễn về người nghiện ma túy, số người sau cai nghiện ma túy và khả năng bố trí kinh phí, nguồn lực, các địa phương triển khai thực hiện theo chỉ tiêu cụ thể theo phụ lục ban hành kèm theo Kế hoạch (Phụ lục đính kèm).

3. Yêu cầu

- Các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp nhận thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm và lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ trong việc xây dựng, triển khai các mô hình quản lý sau cai nghiện ma tuý, duy trì hiệu quả công tác cai nghiện ma túy tại địa phương.

- Quá trình triển khai các mô hình quản lý sau cai nghiện ma tuý tại địa phương cần thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý sau cai nghiện ma túy, đảm bảo sự tham gia vào cuộc, sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên và thống nhất của các Sở, ban, ngành, chính quyền, các đoàn thể ở địa phương, đơn vị doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các cá nhân và sự tham gia của bản thân, gia đình người sau cai nghiện ma tuý.

- Các địa phương lựa chọn mô hình phù hợp, cụ thể hoá thành kế hoạch triển khai các mô hình quản lý sau cai nghiện ma tuý đảm bảo phù hợp với từng địa bàn dân cư, xác định rõ chỉ tiêu, nhiệm vụ, nội dung mô hình, các giải pháp thực hiện và bám sát theo tiến độ đặt ra của Thành phố đến năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo.

- Hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể trong kế hoạch theo đúng tiến độ, với hiệu quả cao nhất; đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất từ khâu tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra giám sát đến hoạt động sơ kết, tổng kết báo cáo kết quả thực hiện triển khai các mô hình quản lý sau cai nghiện ma tuý tại các địa phường và toàn Thành phố.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Mô hình “Tình nguyện viên giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng”

a) Căn cứ pháp lý

- Thông tư liên tịch số 24/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 22/10/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính Quy định về thành lập, giải thể, tổ chức hoạt động và chế độ chính sách đối với Đội công tác xã hội tình nguyện tại xã, phường, thị trấn;

- Quyết định số 769/QĐ-LĐTBXH ngày 08/6/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện phong trào “Tình nguyện viên giúp đỡ người nghiện ma túy cai nghiện và hòa nhập cộng đồng”.

- Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 15/01/2016 của UBND thành phố Hà Nội về quy định mạng lưới tổ chức Đội công tác xã hội tình nguyện; chế độ, chính sách đối với Đội công tác xã hội tình nguyện tại xã, phường, thị trấn; cán bộ kiêm nhiệm công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm cấp huyện, xã và hoạt động Câu lạc bộ B93 của thành phố Hà Nội.

[...]