Kế hoạch 265/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 265/KH-UBND
Ngày ban hành 28/10/2016
Ngày có hiệu lực 28/10/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Đặng Xuân Phong
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 265/KH-UBND

Lào Cai, ngày 28 tháng 10 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

CHI TIẾT THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tổ chức thực hiện đạt hiệu quả các nhiệm vụ được xác định tại Quyết định số 1648/QĐ-UBND ngày 03/6/2016 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt Đề án Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020 (sau đây viết tắt là Đề án 1648)

- Phân công, công việc hợp lý, cụ thể, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong triển khai việc đăng ký TTHC thực hiện cắt giản 30% thời gian giải quyết, đảm bảo từ 5 - 10% tổng số TTHC của cơ quan, đơn vị

- Rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của địa phương có quy định về TTHC từ năm 2010- 01/7/2016 (ngay Luật ban hành VBQPPL có hiệu lực). Kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành còn bất cập; sửa đổi, bãi bỏ các TTHC không còn phù hợp

- 100% TTHC được công bố, công khai, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất và chính xác về tên gọi, nội dung, slượng theo thẩm quyền giải quyết của từng cấp chính quyền (tỉnh, huyện, xã) của tỉnh Lào Cai.

B. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, KẾT QUẢ THỰC HIỆN

I. Đối tượng, phạm vi thực hiện

1. Đối tượng thực hiện: Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn có TTHC thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh; đội ngũ cán bộ công chức, viên chức được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC của các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh

2. Thủ tục hành chính thuộc đối tượng, phạm vi rà soát, hệ thống, bổ sung, chuẩn hóa, công bố, công khai TTHC bao gồm toàn bộ các thủ tục hành chính được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành và đang còn hiệu lực thi hành hoặc đang chờ hiệu lực thi hành, cụ thể gồm:

- Các thủ tục hành chính được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, đang còn hiệu lực thi hành, đã được cấp có thẩm quyền công bố và công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính

- Các thủ tục hành chính được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, đang còn hiệu lực thi hành hoặc đang chờ hiệu lực thi hành nhưng chưa được công bố, công khai.

II. Kết quả thực hiện

1. Cải cách về thể chế (nhiệm vụ I):

- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh theo phân cấp của Trung ương (nếu có): về kiểm soát thủ tục hành chính; Quy chế phối hợp thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, xác định trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong tổ chức triển khai nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính ;

- Thực hiện rà soát; báo cáo kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND ban hành có quy định về TTHC

2. Rà soát, đánh giá TTHC, kiến nghị phương án cát giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết TTHC và loại bỏ các thủ tục không cần thiết (nhiệm vụ II)

- Thống kê, tổng hợp, lập danh mục tên thủ tục hành chính đã được chuẩn hóa thống nhất, trong đó thủ tục hành chính được thiết lập theo ngành, lĩnh vực và thẩm quyền giải quyết của từng cấp gồm: thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp tỉnh (sở, ban, ngành thuộc UBND và UBND tỉnh), thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã và nhóm các thủ tục hành chính giải quyết theo quy trình liên thông (nếu có).

- Thống kê, đăng ký số lượng; thực hiện phương án cắt giảm 30% thời gian giải quyết thủ tục hành chính.

- Thực hiện việc rà soát đánh giá TTHC; đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bãi bỏ các thủ tục hành chính không còn phù hợp, loại bỏ những thủ tục không cần thiết, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sng của nhân dân để tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính một cách nhanh chóng, dễ dàng và thuận lợi.

3. Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát TTHC (nhiệm vụ III)

- Rà soát chuẩn hóa, tên, nội dung TTHC trên địa bàn toàn tỉnh; ban hành quyết định công bố bộ TTHC được chuẩn hóa tên và nội dung thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của địa phương theo 03 cấp (tỉnh, huyện, xã) trên cơ sở quyết định công bố TTHC đã được bộ, ngành chuẩn hóa theo thẩm quyền; đồng thời chuẩn hóa dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia và trang thông tin điện tử của tỉnh.

- 100% thủ tục hành chính hiện hành được kịp thời công bố và đảm bảo TTHC được niêm yết đầy đủ, khoa học tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC; trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức các hội nghị tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu về kiểm soát TTHC cho lãnh đạo các sở, ban, ngành; Lãnh đạo các huyện, thành phố, Trưởng phòng Tư pháp; Lãnh đạo UBND các xã, phường và đội ngũ cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC của các cấp.

- Kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.

- Khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với TTHC ở tất cả các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.

- Thực hiện cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm soát TTHC giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

[...]