Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 260/KH-UBND năm 2022 về bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022-2026

Số hiệu 260/KH-UBND
Ngày ban hành 09/12/2022
Ngày có hiệu lực 09/12/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Nguyễn Sơn Hùng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 260/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 09 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2022 - 2026

Thực hiện Quyết định số 43/QĐ-TTg ngày 11/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo giai đoạn 2022 - 2026” và Kế hoạch số 1023/KH-BNV ngày 17/3/2022 của Bộ Nội vụ về triển khai thực hiện Quyết định số 43/QĐ-TTg, ngày 11/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo giai đoạn 2022 - 2026”;

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022 - 2026, như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và hiệu quả xử lý các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới, góp phần thực hiện thành công chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2026

a) 95% công chức làm công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng ở cấp tỉnh, cấp huyện tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng.

b) 90% cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo của cơ quan, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh, cấp huyện tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng.

c) 85% cán bộ, công chức kiêm nhiệm công tác tín ngưỡng, tôn giáo ở cấp xã tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng.

3. Yêu cầu

a) Đổi mới công tác tập huấn chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về tín ngưỡng, tôn giáo từ nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng đến phương pháp giảng dạy để phù hợp với từng loại đối tượng và cập nhật kiến thức cho cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo trong toàn hệ thống chính trị.

b) Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về tín ngưỡng, tôn giáo trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng.

c) Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG

1. Đối tượng

a) Công chức công tác tại cơ quan chuyên môn làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc UBND tỉnh; cơ quan chuyên môn làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc UBND các huyện, thành phố.

b) Cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam; cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo của Dân vận, Công an, Quân đội, Ngoại vụ, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

c) Cán bộ, công chức kiêm nhiệm công tác tín ngưỡng, tôn giáo cấp xã.

2. Nội dung tập huấn, bồi dưỡng

a) Đối với công tác tín ngưỡng

- Phổ biến quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo (Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo).

- Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng gồm: đăng ký hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng; bầu, cử người đại diện hoặc thành viên Ban Quản lý cơ sở tín ngưỡng; tổ chức lễ hội tín ngưỡng; quyên góp, quản lý và sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng; cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, di dời công trình tín ngưỡng...

- Cập nhật kiến thức, kinh nghiệm giải quyết đối với các hoạt động vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về tín ngưỡng; các hành vi lợi dụng tín ngưỡng làm ảnh hưởng tới an ninh trật tự xã hội.

- Tập huấn, bồi dưỡng công tác thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những vụ việc vi phạm phức tạp, điểm nóng về tín ngưỡng.

- Tập huấn, bồi dưỡng công tác vận động quần chúng, xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và Ban Quản lý, người đứng đầu cơ sở tín ngưỡng, đặc biệt trong vùng có nhiều loại hình tín ngưỡng.

b) Đối với công tác tôn giáo:

[...]