Kế hoạch 26/KH-UBND năm 2016 hành động năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Số hiệu 26/KH-UBND
Ngày ban hành 06/04/2016
Ngày có hiệu lực 06/04/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Đình Quang
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 06 tháng 4 năm 2016

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

NĂM CAO ĐIỂM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Quyết định số 629/QĐ-BNN-QLCL ngày 02/3/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Kế hoạch hành động năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp,

Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch hành động năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tạo chuyển biến rõ nét trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; ngăn chặn không để xảy ra tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản; giảm thiểu các vi phạm về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, chất bảo quản, phụ gia trong các sản phẩm nông lâm thủy sản, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

2. Mục tiêu cụ thể và kết quả cần đạt

- Ngăn chặn, xử lý kịp thời việc lưu thông, buôn bán, sử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi và chất cấm, kháng sinh trong nuôi trồng, bảo quản, chế biến thủy sản.

- Ngăn chặn hiệu quả việc lưu thông, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón hữu cơ, phân bón khác, chất xử lý cải tạo môi trường, chất bảo quản, phụ gia ngoài danh mục, kém chất lượng, không an toàn trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

- Chấn chỉnh việc giết mổ, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ thịt gia súc gia cầm và giảm thiểu ô nhiễm vi sinh vật có hại.

- Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu tăng 10% so với năm 2015.

- Tỷ lệ mẫu giám sát có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật; chất bảo quản trong rau, quả, chè; tồn dư hóa chất, kháng sinh, chất cấm, chất bảo quản, phụ gia trong thịt, các loại sản phẩm từ thịt, thủy sản nuôi được giảm thiểu tối đa.

- 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản xếp loại C của năm 2015 trên địa bàn tỉnh được tái kiểm tra, đánh giá nâng hạng A, B theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- 100% các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ theo Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Nhân rộng chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn; tổ chức kiểm tra, giám sát, cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; triển khai thí điểm xác nhận sản phẩm an toàn cho các cơ sở bày bán sản phẩm nông lâm thủy sản và quảng bá tới người tiêu dùng.

- Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh về công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

II. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, xác định rõ vai trò chủ đạo của các cấp chính quyền đối với công tác quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

- Triển khai kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

2. Thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn

- Tuyên truyền về tác hại đối với sức khỏe người tiêu dùng và thiệt hại về kinh tế đối với nhà sản xuất, kinh doanh khi sử dụng chất cấm hoặc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, kháng sinh, các loại hóa chất cấm dùng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; hướng dẫn cho các cơ sở sản xuất áp dụng các quy phạm thực hành sản xuất (GAP, GMP,....); việc tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; phổ biến tới người tiêu dùng hiểu và ủng hộ các sản phẩm an toàn đã được xác nhận.

- Tuyên truyền, phổ biến cho người sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản biết về các mức xử phạt hành chính hoặc có thể truy tố trách nhiệm hình sự đối với các hành vi, vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015; Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

- Công khai cơ sở xếp loại A, B; cơ sở xếp loại C (không đạt điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm); cơ sở sản xuất sản phẩm không an toàn, các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm; cơ sở đã được xác nhận thí điểm sản phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh.

- Thông tin kịp thời, đầy đủ kết quả điều tra, truy xuất và xử lý các vụ việc vi phạm; về hiện trạng an toàn thực phẩm đối với từng loại thực phẩm nông lâm thủy sn và hướng dẫn, khuyến nghị cách ứng xử phù hợp cho người tiêu dùng.

3. Giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm

[...]