Kế hoạch 257/KH-UBND năm 2021 thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Số hiệu 257/KH-UBND
Ngày ban hành 25/08/2021
Ngày có hiệu lực 25/08/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Phạm Thiện Nghĩa
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 257/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 25 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Công điện số 1102/CĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên toàn quốc; Thông báo số 706-TB/TU ngày 24 tháng 8 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tiếp tục thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Tỉnh, Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Kiểm soát dịch COVID-19 trên địa bàn Tỉnh với phương châm “cao hơn một mức, nhanh hơn một bước” trong tất cả các mặt công tác phòng, chống dịch COVID-19.

2. Mục tiêu cụ thể

- Quản lý, kiểm soát chặt chẽ địa bàn, không để phát sinh điểm nóng, phức tạp về dịch bệnh.

- Giảm số lượng ca nhiễm mới, phấn đấu từ ngày 05 tháng 9 năm 2021 dưới 50 ca mắc/ngày.

- Hạn chế, giảm tỷ lệ tử vong.

II. NỘI DUNG

Lấy xã, phường, thị trấn là “pháo đài”; người dân là “chiến sỹ”, là trung tâm phục vụ, là chủ thể phòng, chống dịch. Sự tham gia, chấp hành, tuân thủ quy định của người dân đóng vai trò quyết định thành công trong phòng, chống dịch; đây là trách nhiệm, là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người dân để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình mình và cộng đồng. Chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của Nhân dân. Chú trọng thực hiện nghiêm, hiệu quả các giải pháp trọng yếu:

1. Giãn cách xã hội là yếu tố quyết định để hạn chế tối đa lây nhiễm dịch bệnh; phải thực hiện nghiêm, thực chất, kịp thời việc cách ly nguồn lây nhiễm trong cộng đồng, không để “chặt ngoài, lỏng trong”. Phải tranh thủ “thời gian vàng” giãn cách để kiểm soát dịch bệnh nhanh nhất có thể, không để dịch bệnh lây lan.

2. Đẩy mạnh xét nghiệm để phát hiện sớm, cách ly nhanh, phân loại kịp thời và điều trị phù hợp, hiệu quả người nhiễm COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế.

3. Điều trị giảm tử vong là ưu tiên hàng đầu, chuẩn bị đầy đủ về cơ sở thu dung và bố trí, sử dụng hợp lý, chăm sóc điều trị người bệnh và người nhiễm COVID-19, bảo đảm đủ ô-xy y tế, thuốc, trang thiết bị, vật tư và nhân lực y tế cho các cơ sở này.

4. Bảo đảm an sinh xã hội, lương thực, thực phẩm, các dịch vụ thiết yếu cho người dân, nhất là người nghèo, người già, phụ nữ và trẻ em, nhóm người yếu thế, người dễ bị tổn thương.

5. Bảo đảm an dân, an ninh, trật tự an toàn xã hội tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất khác... Tăng cường công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở giam, giữ, cơ sở cai nghiện, bảo trợ xã hội. Bảo đảm an toàn, an ninh trên không gian mạng.

6. Tăng cường công tác truyền thông, bảo đảm thống nhất, kịp thời, chính xác. Chủ động cung cấp thông tin thường xuyên cho người dân về tình hình và các biện pháp phòng, chống dịch.

7. Bảo đảm lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, xuyên suốt, dứt khoát, quyết liệt, hiệu quả

Kiện toàn, bổ sung Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp phù hợp với tình hình mới và điều kiện cụ thể; Thành lập Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch các cấp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp đứng đầu, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, ban hành quy chế hoạt động; phân công ứng trực 24/24 giờ để kịp thời tiếp nhận, xử lý, báo cáo theo thẩm quyền mọi vấn đề liên quan phòng, chống dịch trên địa bàn.

Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển các mặt kinh tế - xã hội và các công việc quan trọng khác phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng, chống dịch bệnh, ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

8. Huy động sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị

Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các đoàn thể xã hội, tổ chức tôn giáo, các tổ chức khác và cộng đồng doanh nghiệp trong công tác phòng, chống dịch, nhất là vận động, hướng dẫn, giải thích, thuyết phục và yêu cầu người dân chấp hành nghiêm việc giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Thực hiện quản lý địa bàn chặt chẽ hơn, lãnh đạo thực hiện nghiêm, triệt để Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó: người dân không ra khỏi nhà, “ai ở đâu ở đó”, cách ly gia đình với gia đình, xã/phường/thị trấn với xã/ phường/thị trấn... và phải bảo đảm các yêu cầu y tế, lương thực, thực phẩm, dịch vụ thiết yếu và trật tự an toàn xã hội cho Nhân dân ngay tại xã, phường, thị trấn. - Giữ vững “vùng xanh”, bảo đảm ổn định, không để xảy ra trường hợp nhiễm mới trong các “vùng xanh”; tăng cường và bảo đảm hiệu quả hoạt động các chốt kiểm soát, đặc biệt là các khu vực tiếp giáp huyện/thành phố với huyện/thành phố, xã/phường/thị trấn với xã/phường/thị trấn, khu vực nguy cơ rất cao với các khu vực lân cận; nắm bắt thông tin kịp thời, xử lý nhanh chóng, đúng quy định tất cả các trường hợp có liên quan đến/về từ vùng dịch (bao gồm các địa phương trong và ngoài Tỉnh).

- Quản lý chặt chẽ việc tổ chức tang lễ trên địa bàn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, bảo đảm các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19; kiên quyết không để lây lan dịch bệnh liên quan đến việc tổ chức tang lễ, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đặc biệt là chính quyền cơ sở nếu để xảy ra lây lan dịch bệnh.

- Khẩn trương kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình mới và điều kiện cụ thể; Thành lập Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là người đứng đầu.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ