Kế hoạch 253/KH-UBND năm 2015 về việc nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành

Số hiệu 253/KH-UBND
Ngày ban hành 06/05/2015
Ngày có hiệu lực 06/05/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Đinh Viết Hồng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 253/KH-UBND

Nghệ An, ngày 06 tháng 05 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, BẢO VỆ, SỬ DỤNG TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC GIAI ĐOẠN 2015-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Thực hiện Quyết định số 182/QĐ-TTg ngày 23/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước giai đoạn 2014-2020, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch hành động nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An như sau:

I. MỤC TIÊU

Bảo đảm quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp, toàn diện và hiệu quả cao nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước cho trước mắt và lâu dài, góp phần phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội và quốc phòng, an ninh trước diễn biến của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sự suy giảm nguồn nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Căn cứ Luật Tài nguyên nước năm 2012;

Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số 182/QĐ-TTg ngày 23/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước giai đoạn 2014-2020;

Căn cứ 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020;

Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 30/01/2015 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định quản lý, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

III. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

1. Kế hoạch hành động

1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và đưa vào thực thi trong công tác quản lý việc khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm và bảo vệ có hiệu quả tài nguyên nước.

1.2. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ và khai thác, sử dụng tài nguyên nước

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước cho cán bộ quản lý tài nguyên môi trường các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

- Huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức khoa học, chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức và cộng đồng dân cư trong quản lý, bảo vệ tài nguyên nước và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;

- Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội trong quản lý, bảo vệ tài nguyên nước và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;

1.3. Điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước

- Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản nguồn nước trên địa bàn tỉnh; điều tra, đánh giá, lập bản đồ tài nguyên nước tỷ lệ 1:50.000 trên toàn tỉnh và tỷ lệ 1:25.000 của các vùng trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

- Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Thực hiện quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

1.4. Kiện toàn và đưa vào sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin tài nguyên nước;

1.5. Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước:

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả thải vào nguồn nước của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước.

- Phân loại nguồn nước, công bố danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng và danh mục các cơ sở khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước;

- Thiết lập vùng bảo hộ vệ sinh vùng lấy nước sinh hoạt, kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguồn nước đối với các nhà máy sản xuất nước sạch. Thiết lập hành lang bảo vệ nguồn nước đối với dòng sông, đoạn sông lớn quan trọng, các hồ điều hòa ở các đô thị lớn và các hồ chứa thủy điện, thủy lợi. Cải tạo, phục hồi các dòng sông, đoạn sông, hồ chứa ở các đô thị bị ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng;

- Quy hoạch bổ sung hệ thống quan trắc, giám sát môi trường nước; giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước của các cơ sở gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước nghiêm trọng, giám sát và cảnh báo sớm nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước trên một số lưu vực sông lớn, quan trọng;

[...]