Kế hoạch 25/KH-UBND triển khai công tác thu ngân sách nhà nước năm 2023 do tỉnh Quảng Ninh ban hành

Số hiệu 25/KH-UBND
Ngày ban hành 10/02/2023
Ngày có hiệu lực 10/02/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Cao Tường Huy
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 10 tháng 02 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÔNG TÁC THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2023

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 của tỉnh Quảng Ninh được Bộ Tài chính giao tại Quyết định số 2542/QĐ-BTC ngày 07/12/2023 là 53.062 tđồng, tăng 17% so với dự toán giao năm 2022; tại Nghị quyết số 136/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh giao tổng thu ngân sách là 54.000 tỷ đồng, tăng 3% so với số giao dự toán năm 2022 (trong đó sthu tiền sử dụng đất giảm 500 tỷ đồng, tương ứng giảm 6,3%). Để thực hiện hoàn thành và phấn đấu vượt chtiêu dự toán thu ngân sách được Bộ Tài chính và Hội đồng nhân dân tỉnh giao; theo đề nghị của Sở Tài chính tại Văn bản số 289/STC-QLNS ngày 19/01/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai công tác thu ngân sách nhà nước năm 2023, cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo

1. Thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn thi hành luật của Bộ, ngành Trung ương và Nghị quyết số 136/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương, phân bdự toán chi ngân sách cấp tỉnh và cơ chế, biện pháp điều hành ngân sách địa phương năm 2023. Thực hiện thu đúng, thu đủ và nuôi dưỡng nguồn thu theo hướng ổn định, phát triển bền vững, duy trì lâu dài, đảm bảo yêu cầu cân đối bền vững ngân sách địa phương, trong đó ngân sách cấp tỉnh đóng vai trò chi phối, chủ đạo trong ngân sách địa phương.

2. Bằng các giải pháp, quyết tâm phấn đấu triển khai thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu tổng thu ngân sách nhà nước năm 2023 được Bộ Tài chính và Hội đồng nhân dân tỉnh giao; trong đó, thu tiền sử dụng đất 7.500 tỷ đồng; thuế, phí nội địa không thấp hơn 34.500 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu không thấp hơn 12.000 tỷ đồng. Trong quá trình tổ chức thực hiện, yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ thu ngân sách, phấn đấu tăng thu từ 7-9% so với số thực hiện năm 2022 (trừ số thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê).

3. Thu tiền sử dụng đất theo số thu dự toán được Bộ Tài chính và Hội đồng nhân dân tỉnh giao, không giao chỉ tiêu tăng thu tiền sử dụng đất cho các địa phương, giảm dần tỷ trọng (%) tiền sử dụng đất trong cơ cấu thu nội địa; trong đó, tập trung nhiệm vụ thu tại các dự án đã có quyết định giá đất cụ thể năm 2022 chuyển tiếp sang năm 2023 (khoảng 2.200 tỷ đồng), thu quỹ đất tái định cư, thu chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dng đã phê duyệt, thu tiền sử dụng đất các dự án thương mại, dịch vụ và dự án đầu tư phát triển sản xuất; hạn chế thu tiền sử dụng đất ở xen kẹp khu dân cư, đất ở đô thị... tiết kiệm nguồn lực tài nguyên không tái tạo.

4. Đối với số thu nội địa (thuế, phí) yêu cầu tập trung quan tâm đến các lĩnh vực có tỷ trọng (%) đóng góp lớn cho ngân sách: (1)- Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh than, hng năm có đóng góp trên 45,5% sthu thuế, phí nội địa của tỉnh; (2)- Thu từ hoạt động sản xuất, phân phối nhiệt điện, có đóng góp trên 5,7% thu thuế, phí nội địa; (3)- Thu từ hoạt động kinh doanh, tiêu thụ nhiên liệu xăng, dầu có đóng góp trên 6,2% thu thuế, phí nội địa; (4)- Thu từ hoạt động của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có đóng góp trên 5,2% thu thuế, phí nội địa.

5. Đối với thu xuất, nhập khẩu yêu cầu tập trung vào đối tượng hàng hóa là nhiên liệu xăng, du chiếm khoảng 25% tng thu xuất, nhập khu; thu hàng hóa xuất, nhập qua cửa khẩu cảng biển, chiếm khoảng 58% tổng thu; tận dụng tối đa cơ hội Trung Quốc nới lỏng hoạt động kiểm soát dịch bệnh COVID-19 từ ngày 08/01/2023, khai thác điều kiện hạ tầng giao thông tuyến đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái để gia tăng số thu qua cửa khẩu đường bộ, chiếm 17% tổng thu xuất nhập khẩu.

II. Một số giải pháp trọng tâm

1. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, doanh nhân tiếp cận, nắm bắt cơ hội đầu tư kinh doanh tại tỉnh Quảng Ninh; tập trung trao đổi thông tin, đồng hành cùng doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ doanh nghiệp trên các lĩnh vực: i- Thủ tục hành chính về cấp phép đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư, đăng ký nộp thuế, khai báo hải quan xuất, nhập khẩu...; ii- Hỗ trợ tiếp cận được nguồn vn kinh doanh của ngân hàng, vốn hỗ trợ của nhà nước thông qua các Đề án, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; iii- Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho nguồn nhân lực tuyển dụng, tạo lập quỹ đất tái định cư, xây dựng cơ sở hạ tầng an sinh xã hội (gồm có nhà ở xã hội) để giữ chân người lao động gn bó lâu dài với địa phương, doanh nghiệp; iv- cấp điện sản xuất nhanh chóng, kịp thời, ổn định nguồn cung; v- Dịch vụ Logistics thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối từ khâu sản xuất đến tiêu thụ an toàn, hiệu quả với chi phí thấp nhất; vi- Đảm bảo điều kiện về an ninh trật tự, an toàn giao thông giúp nhà đầu tư, doanh nghiệp yên tâm triển khai dự án; vii- Quảng bá hình ảnh địa phương, hỗ trợ công tác quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp đến thị trường trong và ngoài tỉnh (kể cả thị trường nước ngoài) trong đó trọng tâm là lĩnh vực dịch vụ du lịch khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương; iix- Mở rộng quan hệ đối ngoại của tỉnh với địa phương nước bạn Trung Quốc có chung đường biên giới, tổ chức hội đàm thường niên, thống nhất đề xuất với Chính phủ hai nước sớm công bố chính thức “cửa khẩu song phương” tại huyện Hải Hà và Bình Liêu, giúp doanh nghiệp hai bên có cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới đất liền, đường bộ; ix- Thực hiện các giải pháp ổn định nguồn cung vật liệu xây dựng, mỏ đất đắp, nhiên liệu xăng, dầu... không để đứt gãy chuỗi cung ứng, kiên quyết xử lý các đối tượng có biểu hiện sản xuất, kinh doanh trái pháp luật, thao túng giá cthị trường làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.

2. Đẩy mạnh công tác thành lập mới doanh nghiệp và thu hút doanh nghiệp tỉnh ngoài đến đăng ký hoạt động tại Quảng Ninh: Ngoài chỉ tiêu thành lập mới 2.000 doanh nghiệp được Hội đồng nhân dân tỉnh giao1, các Sở, ngành, địa phương cần nghiên cứu, đối thoại và có giải pháp hỗ trợ để giảm thiểu số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc thông báo giải thể chấm dứt đầu tư kinh doanh; thu hút, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tỉnh ngoài có cơ hội được đầu tư, kinh doanh tại Quảng Ninh, kể cả các trường hợp phát sinh liên danh, liên kết với doanh nghiệp trong tnh; đặc biệt quan tâm đến các doanh nghiệp có hoạt động xuất, nhập khẩu thường xuyên qua cửa khẩu biên giới đất liền, cảng biển tỉnh Quảng Ninh.

3. Tăng cường công tác giải ngân các nguồn lực tài chính công

Về giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh chỉ đạo cụ thể tại Nghị quyết số 128/NQ-HĐND ngày 09/12/2022, kết quả giải ngân vốn có tác động tỷ lệ thuận với mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh; trong đó, yêu cầu chất lượng đầu tư, chất lượng giải ngân vốn phải đáp ứng được các quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng; tiến độ giải ngân yêu cầu đến ngày 30/9 đạt ti thiểu 80%, đến ngày 31/12 đạt 100% kế hoạch vốn giao đầu năm (kể cả vốn ngân sách TW và địa phương).

Về giải ngân các khoản dự toán chi thường xuyên thuộc ngân sách địa phương được quan tâm, chỉ đạo sớm phân bổ, phân khai ngay từ đầu năm đủ điều kiện thanh toán, giải ngân đáp ứng nhu cầu về chế độ chính sách và an sinh - xã hội, đảm bảo hoạt động thường xuyên của các cơ quan trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, bên cạnh đó còn góp phần quan trọng mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh thông qua các Đề án, Chương trình mục tiêu quốc gia, các gói thầu cung ứng dịch vụ, mua sắm công.

4. Thực hiện đồng bộ các giải pháp triển khai Luật Quản lý thuế 2019. Theo dõi chặt chtiến độ thu đến từng đối tượng có số thu lớn (xăng, dầu, nhiệt điện...); phân tích, dự báo những tác động ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách trên địa bàn để phấn đu hoàn thành nhiệm vụ thu năm 2023 ở mức cao nhất. Tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp quản lý, khai thác tăng thu đối với một số lĩnh vực có dư địa lớn, chống thất thu ngân sách đối với một số lĩnh vực còn rủi ro về thuế như: Khai thác tài nguyên khoáng sản, kinh doanh bất động sản, hoạt động SXKD mới phát sinh trong nền kinh tế số, giao dịch thương mại xuyên biên giới, các khoản thuế phát sinh vãng lai đối với các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn...; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, phối hợp với chính quyền địa phương và triển khai có hiệu quả phương án xử lý, thu hồi nợ đọng thuế, nhất là đối với các khoản thu liên quan đến đất đai, tài nguyên khoáng sản...; Công khai thông tin các đơn vị, cá nhân nợ thuế, chây ỳ nộp thuế Trên các phương tiện thông tin đại chúng, kiên quyết áp dụng các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế thu hồi nợ thuế theo đúng quy định của Luật quản lý thuế; Đôn đốc thu kịp thời các khoản truy thu sau thanh tra, kiểm toán vào ngân sách nhà nước.

5. Thu xuất, nhập khẩu: Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp trong Kế hoạch số 163/KH-UBND ngày 31/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đẩy mạnh hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, duy trì ổn định và phát triển nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; tập trung cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch, thuận tiện về thủ tục hải quan, giảm thời gian thông quan, giảm chi phí cho doanh nghiệp, thương nhân. Thực hiện các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, trọng tâm là cửa khẩu thành phố Móng Cái; hỗ trợ dự án Tổ hợp sản xuất ô tô Thành Công về thủ tục hành chính, đầu tư bến cảng đủ điều kiện tiếp nhận thiết bị máy móc, phụ tùng, phương tiện... để thu thuế nhập khẩu ngay tại địa phương.

III. Tổ chức thực hiện

Để thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước năm 2023 được Bộ Tài chính và Hội đồng nhân dân tỉnh giao, Ủy ban nhân dân tỉnh phân công, giao trách nhiệm cho các Sở, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

1. Cục Thuế tỉnh

Căn cứ Kịch bản tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2023, xây dựng kế hoạch thu ngân sách chi tiết theo từng đơn vị cho từng tháng, quý, đồng thời chủ động đề xuất các giải pháp hoàn thành dự toán cả về số thu tiền sử dụng đất và thuế, phí.

Tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả 07 kế hoạch quản lý nhà nước, quản lý thuế đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành: (i1) Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 12/3/2020 về việc đổi mới, tăng cường công tác quản lý nhà nước, quản lý thu thuế đối với hoạt động vận tải; (i2) Kế hoạch số 217/KH-UBND ngày 18/9/2019 về việc nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, căn hộ du lịch, cho thuê mặt bằng kinh doanh; (i3) Kế hoạch số 108/UBND-KH ngày 11/6/2020 về nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, phục vụ quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản; (i4) Kế hoạch s137/KH-UBND ngày 28/7/2020 về tăng cường công tác quản lý thuế trong hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; (i5) Kế hoạch số 163/UBND-KH ngày 03/9/2020 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; (i6) Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 08/3/2022 về việc tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh bất động sản; (i7) Kế hoạch tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.

Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra tài chính; rà soát các nguồn thu, xác định các khoản thu còn dư địa, còn tiềm năng để khai thác tăng thu; đánh giá hiệu quả và tiếp tục triển khai mở rộng đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử; phấn đấu thu nội địa đạt và vượt dự toán thu nội địa được Hội đồng nhân dân tỉnh giao đầu năm.

Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Sở Du lịch và các cơ quan, đơn vị liên quan giải quyết dứt điểm những vướng mắc trong việc phát hành vé tham quan vịnh Hạ Long đối với những đoàn khách có nhu cầu ly 01 vé tham quan sử dụng cho cả đoàn.

2. Cục Hải quan tỉnh

Bám sát kế hoạch xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp, tập đoàn có số thu lớn, phân tích, đánh giá những yếu tố tác động ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu và thu ngân sách nhà nước (NSNN). Chđộng tiếp cận, đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp, kịp thời tháo gnhững khó khăn, vướng mắc về chính sách và thủ tục hải quan, đồng thời có phương án thu hút nhóm doanh nghiệp mới, nguồn hàng mới về làm thủ tục và nộp thuế vào NSNN trên địa bàn tỉnh nhm duy trì và phát triển nguồn thu.

Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu theo hướng minh bạch, giảm thời gian thực hiện thủ tục hải quan, thông quan nhanh hàng hóa tại cửa khẩu; Phối hợp với các sở, ngành đề xuất với Tỉnh các cơ chế ưu đãi, loại bỏ các rào cản bất hợp lý để thu hút doanh nghiệp/nhà đầu tư (đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tạo nên các sản phẩm có giá trị gia tăng cao phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước).

3. Sở Tài chính

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ