Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 2441/KH-UBND năm 2013 thực hiện Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, nhiễm HIV/AIDS, là nạn nhân của chất độc hóa học, khuyết tật nặng và bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014 - 2020

Số hiệu 2441/KH-UBND
Ngày ban hành 29/10/2013
Ngày có hiệu lực 29/10/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Lê Thị Kim Đơn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2441/KH-UBND

Kon Tum, ngày 29 tháng 10 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHĂM SÓC TRẺ EM MỒ CÔI KHÔNG NƠI NƯƠNG TỰA, TRẺ EM BỊ BỎ RƠI, TRẺ EM NHIỄM HIV/AIDS, TRẺ EM LÀ NẠN NHÂN CỦA CHẤT ĐỘC HÓA HỌC, TRẺ EM KHUYẾT TẬT NẶNG VÀ TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI THIÊN TAI, THẢM HỌA DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2014 - 2020.

Căn cứ Quyết định số 647/QĐ-TTg, ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 - 2020;

Thực hiện Công văn số 1699/LĐTBXH-BTXH, ngày 20/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020;

Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum (sau đây gọi chung là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn), giai đoạn 2014 - 2020. Cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN:

1. Mục tiêu:

1.1. Mục tiêu tổng quát:

Huy động sự tham gia của xã hội, nhất là gia đình, cộng đồng trong việc chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để ổn định cuộc sống, có cơ hội thực hiện các quyền của trẻ em và hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật; phát triển các hình thức chăm sóc thay thế trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng; từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với trẻ em bình thường tại nơi cư trú.

1.2. Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn:

a) Giai đoạn 2014-2015:

- 85% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nhận sự trợ giúp và được cung cấp các dịch vụ xã hội phù hợp.

- 85% trẻ em đặc biệt khó khăn có nhu cầu học nghề được học nghề và tạo việc làm.

- Phát triển các hình thức nhận nuôi có thời hạn đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; chăm sóc bán trú cho trẻ em khuyết tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS.

- Nâng cao chất lượng chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập và cộng đồng.

b) Giai đoạn 2016-2020:

- 95% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nhận sự trợ giúp và được cung cấp dịch vụ xã hội phù hợp.

- 95% trẻ em đặc biệt khó khăn có nhu cầu học nghề được học nghề và đào tạo việc làm.

- Tiếp tục phát triển các hình thức nhận nuôi có thời hạn đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; chăm sóc bán trú cho trẻ em khuyết tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập và cộng đồng.

2. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn toàn tỉnh.

3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ năm 2014 đến năm 2020.

II. NỘI DUNG, HOẠT ĐỘNG:

1. Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc chăm sóc và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng.

- Triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

- Tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cộng đồng trong việc chăm sóc và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;

- Có kế hoạch thông tin tuyên truyền thường xuyên, đồng thời chủ động xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và tuyên truyền về các chính sách liên quan đến trẻ em bằng nhiều hình thức: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; cấp phát tờ rơi, cẩm nang tuyên truyền; xây dựng các cụm pa nô, áp phích…

2. Điều tra, khảo sát phân loại đối tượng và thiết lập hồ sơ trẻ em.

[...]