Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 243/KH-UBND năm 2022 tăng cường tuyên truyền pháp luật phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố Hà Nội (giai đoạn 2022-2025)

Số hiệu 243/KH-UBND
Ngày ban hành 13/09/2022
Ngày có hiệu lực 13/09/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Trọng Đông
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 243/KH-UBND

Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TĂNG CƯỜNG TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(GIAI ĐOẠN 2022- 2025)

Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Phòng, chống tham nhũng; văn bản chỉ đạo của các cơ quan Trung ương về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có pháp luật về phòng, chống tham nhũng; Chương trình số 10-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025”; các kế hoạch, chương trình công tác trọng tâm của Thành phố năm 2022, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch tăng cường tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố Hà Nội (giai đoạn 2022- 2025) như sau:

I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU

1. Mục đích

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng (PCTN) và đạo đức liêm chính; xây dựng lối sống liêm chính và tuân thủ pháp luật về PCTN trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân Thủ đô; Phát huy tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, công chức, viên chức (CBCC, VC) đặc biệt là người đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thực hiện pháp luật về PCTN.

Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN vừa mang tính chất chiều rộng, đi vào chiều sâu, thiết thực; Gắn việc tuyên truyền thực hiện PCTN với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh” tới từng CBCC, VC, người lao động và nhân dân Thủ đô.

2. Yêu cầu

Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCTN cần được các cơ quan, tổ chức, đơn vị quan tâm thực hiện thường xuyên, tiến hành nghiêm túc, đồng bộ, bằng nhiều hình thức phù hợp từng đối tượng, từng thời điểm và tình hình cụ thể.

Gắn việc tăng cường tuyên truyền pháp luật PCTN với tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương. Tăng cường tuyên truyền pháp luật PCTN đối với khu vực ngoài nhà nước, đảm bảo mọi đối tượng và nhân dân được phổ biến, tuyên truyền các quy định về PCTN, tiêu cực để mọi người nắm bắt, hiểu và thực hiện đúng quy định về PCTN.

Triển khai thực hiện kế hoạch tại các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp của Thành phố và chính quyền, đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp của quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn, giai đoạn 2022- 2025 cho các đối tượng là CBCC, VC, người lao động tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị nêu trên và nhân dân; trong đó, đối tượng tập trung ưu tiên gồm: Cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vị; CBCC, VC trực tiếp giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp; lãnh đạo các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp; người lao động, sinh viên, học sinh và nhân dân trên địa bàn Thủ đô.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Hình thức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về PCTN

Thực hiện đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền pháp luật về PCTN với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn, thích hợp với từng loại đối tượng. Theo đó, căn cứ tình hình thực tế và đối tượng tuyên truyền, các cơ quan, tổ chức, đơn vị lựa chọn các hình thức tuyên truyền phù hợp: Phổ biến, giáo dục pháp luật PCTN thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở (loa đài chủ yếu tại các xã, phường, thị trấn); Báo in, báo hình; Thông qua việc biên soạn, phát hành tài liệu pháp luật; Thực hiện hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường; Xây dựng tủ sách pháp luật; Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật; Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật; Tăng cường các loại hình tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; Nâng cao hoạt động hoà giải ở cơ sở; Thực hiện thông qua các loại hình văn hóa, văn nghệ; qua hoạt động thực thi pháp luật việc xây dựng, thực hiện hương ước của thôn, làng, quy chế của cơ quan, điều lệ của các tổ chức đoàn thể xã hội...; Thực hiện phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật PCTN gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, mạng internet: Trang thông tin điện tử, mạng Internet của cơ quan, tổ chức, đơn vị...để mọi người có thể nhanh chóng truy cập, tìm hiểu các quy định một cách chính xác, hiệu quả...

2. Nội dung tuyên truyền pháp luật về PCTN:

a) Thực trạng, nguyên nhân, điều kiện tham nhũng và giải pháp PCTN;

b) Ý nghĩa, tầm quan trọng của PCTN và xây dựng đạo đức liêm chính;

c) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức liêm chính và PCTN;

d) Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Thành phố về PCTN.

đ) Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị định: số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng chống tham nhũng; số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019; số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị...); các văn bản pháp luật có liên quan trong công tác PCTN; trong đó trọng tâm là các quy định: hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước và các hành vi tham nhũng khu vực ngoài nhà nước; PCTN đối với khu vực ngoài nhà nước; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong PCTN; các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; việc xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về PCTN...).

e) Kinh nghiệm PCTN trong lịch sử Việt Nam và Thành phố; các nhiệm vụ, giải pháp PCTN tại các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo, đánh giá, tổng kết... công tác PCTN của Trung ương và Thành phố (chỉ đạo của đ/c Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực tại Hội nghị Tổng kết 10 năm công tác PCTN, tiêu cực giai đoạn 2012-2022; Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII...).

g) Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; hợp tác quốc tế của Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng; kinh nghiệm quốc tế về PCTN.

h) Tình hình, kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về PCTN, kết quả thanh tra, kiểm tra các vụ việc và điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến tham nhũng; kết quả xử lý các vụ việc về PCTN của cả nước và Thành phố...).

i) Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của CBCC, VC, người lao động và công dân trong công tác PCTN, tiêu cực.

k) Mô hình, kinh nghiệm, gương tiêu biểu về PCTN và đạo đức liêm chính, phê phán những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương...

l) Các sự kiện, vấn đề chính trị - pháp lý - kinh tế - văn hóa - xã hội có chủ đề, nội dung về PCTN và đạo đức liêm chính.

III. NHIỆM VỤ THỰC HIỆN

Các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp của Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm thực hiện và chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị trực thuộc theo thẩm quyền thực hiện thường xuyên, liên tục các nhiệm vụ sau:

[...]