Kế hoạch 242/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2019-2020

Số hiệu 242/KH-UBND
Ngày ban hành 27/12/2018
Ngày có hiệu lực 27/12/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Ngô Văn Quý
Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 242/KH-UBND

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN TÀI SẢN TRÍ TUỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2019 - 2020

Thực hiện Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo các Sở, ngành Thành phố tích cực triển khai thực hiện đạt được nhiều kết quả trong các mặt công tác như: tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sở hữu trí tuệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố; Rà soát, hỗ trợ, xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề mang địa danh...

Để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2019 - 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1. Mc đích.

Cụ thể hóa các mục tiêu của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cụ thể:

a) Mục tiêu chung.

- Nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thành phố về tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

- Hỗ trợ bảo hộ, khai thác và áp dụng thực tiễn sáng chế/ giải pháp hữu ích của tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố.

- Hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề của thành phố Hà Nội.

b) Mục tiêu cụ thể đến hết năm 2020.

- Tổ chức từ 2 - 5 chương trình truyền thông (truyền hình); ít nhất 32 lớp đào tạo tập hun đnâng cao nhận thức, năng lực phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn Thành phố.

- Hỗ trợ, khai thác, áp dụng ít nhất 01 sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn.

- Hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dn địa lý cho ít nht 31 sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề mang địa danh của Hà Nội.

- Hỗ trợ phát triển sở hữu trí tuệ cho ít nhất 04 nhãn hiệu tập thể đã được bảo hộ.

2. Yêu cầu.

- Việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch phải bám sát mục tiêu tại Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020.

- Nội dung hỗ trợ phải thiết thực, gắn với thực tiễn hoạt động sở hữu trí tuệ trên địa bàn Thành phố; Mức hỗ trợ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 112/2011/TTLT/BTC-BKHCN về việc hướng dẫn tài chính đối với Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 - 2015 cho đến khi có văn bản thay thế; Nghị quyết số 22/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND thành phố Hà Nội về việc quy định một số chính sách, nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND Thành phố; Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 của Bộ Khoa học và Công nghvà Bộ Tài chính quy định khoán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước và các văn bản hiện hành có liên quan.

- Phân công rõ nhiệm vụ các Sở, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan trong việc chủ trì, phối hợp, thực hiện, đảm bảo tính hiệu quả, phát huy được vai trò của các cấp, các ngành trong quá trình thực hiện.

II. NỘI DUNG.

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tu.

a) Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề giới thiệu pháp luật sở hữu trí tuệ và vai trò của tài sản trí tuệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể khác.

b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng chuyên mục tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ; Giới thiệu, quảng bá và phát triển tài sản trí tuệ trên các cơ quan báo chí của Trung ương và Thành phố; Tổ chức các sự kiện về sở hữu trí tuệ đặc biệt là sự kiện ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4).

c) Biên tập, in ấn và phát hành các tài liệu hướng dẫn thủ tục đăng ký các đối tượng sở hữu trí tuệ, giới thiệu mô hình tiêu biểu đã được ứng dụng trong thực tiễn.

2. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển nhãn hiu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý.

a) Hỗ trợ xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý đối với các sn phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề mang địa danh của Thành phố, cụ th:

- Các sản phẩm xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý đã được phê duyệt tại Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 12/9/2018 của UBND thành phố Hà Nội về việc hỗ trợ đào tạo kiến thức về thị trường, kỹ thuật trồng trọt cho nông dân, xây dựng thương hiệu và tổ chức kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020.

[...]