Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 241/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 300/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Số hiệu 241/KH-UBND
Ngày ban hành 06/07/2023
Ngày có hiệu lực 06/07/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Nguyễn Phước Thiện
Lĩnh vực Thương mại,Thể thao - Y tế

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 241/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 06 tháng 07 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 300/QĐ-TTG NGÀY 28 THÁNG 3 NĂM 2023 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA CHUYỂN ĐỔI HỆ THỐNG LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM MINH BẠCH, TRÁCH NHIỆM VÀ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Thực hiện Quyết định số 300/QĐ-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030, Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. QUAN ĐIỂM

- Thực hiện chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất trong việc tham gia đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

- Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm là nhiệm vụ liên ngành với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và mọi tác nhân trong toàn hệ thống lương thực thực phẩm.

- Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm gắn liền với phát triển nông nghiệp sinh thái, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường khả năng chống chịu trước các cú sốc, góp phần nâng cao uy tín và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của Tỉnh.

- Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm hướng tới nâng cao thu nhập cho người sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, đảm bảo khả năng tiếp cận và thụ hưởng lương thực thực phẩm lành mạnh cho mọi đối tượng và trong mọi tình huống, đặc biệt đối với khu vực khó khăn, nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương.

- Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm cần được thực hiện theo hướng lồng ghép các nguồn lực.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm từ sản xuất, chế biến, phân phối đến tiêu dùng theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững, dựa trên lợi thế địa phương; tham gia đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và dinh dưỡng quốc gia; nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người dân; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

(1) Thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng 2,7 lần so với năm 2020.

(2) Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm bình quân 0,32%/năm, đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3%.

(3) Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt bình quân từ 5 - 6%/năm.

(4) Cơ bản 100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản đủ điều kiện được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi. Số vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật được đăng ký chứng nhận tăng 5%/năm.

(5) Diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng trên 1,5% (khoảng 3.298 ha) tổng diện tích đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực; diện tích nuôi trồng thuỷ sản hữu cơ đạt 365 ha trên các loài thuỷ sản chủ lực của Tỉnh.

(6) Tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương ở mức trên 30%.

(7) Tăng tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ trong tổng sản phẩm phân bón lên 15% năm 2030; tăng tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học lên trên 30% trong tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật áp dụng trên đồng ruộng.

(8) Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp áp dụng biện pháp tưới tiết kiệm nước đạt trên 60%1.

(9) Tổn thất sau thu hoạch đối với sản phẩm nông lâm thuỷ sản chủ lực giảm 0,5% đến 1,0%/năm.

(10) Tỷ lệ giá trị nông sản chế biến trong tổng giá trị sản xuất và chế biến nông lâm thuỷ sản ở mức trên 50%.

(11) Trên 50% doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị nông lâm thuỷ sản được kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

(12) Phát thải khí nhà kính từ hệ thống lương thực thực phẩm giảm 10% so với năm 2020.

(13) Tỷ lệ hộ gia đình không đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm mức độ nặng và vừa ở mức dưới 5%.

(14) Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 15%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng gầy còm trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 3%.

(15) Tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 10%; trẻ 5 - 18 tuổi ở mức dưới 19%; người trưởng thành 19 - 64 tuổi ở mức dưới 20%.

[...]