Kế hoạch 238/KH-UBND năm 2020 về phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao giai đoạn 2020-2025 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 238/KH-UBND
Ngày ban hành 09/11/2020
Ngày có hiệu lực 09/11/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Phương
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 238/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 09 tháng 11 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT LÚA CHẤT LƯỢNG CAO GIAI ĐOẠN 2020-2025

Căn cứ Quyết định số 795/QĐ-UBND ngày 21/4/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2016-2020; căn cứ nhu cầu thực tiễn sản xuất lúa chất lượng cao của các địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao giai đoạn 2020-2025, với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây lúa, thay đổi nhận thức và kỹ thuật sản xuất cho người nông dân, tạo sự dịch chuyển từ phương thức sản xuất cũ sang phương thức sản xuất mới có áp dụng khoa học công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Tăng cường thương mại hóa và tính bền vững của chuỗi giá trị. Phát triển ổn định, bền vững vùng sản xuất lúa chất lượng cao, phát huy được lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn lực nông hộ, kết cấu hạ tầng, để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân và đảm bảo an ninh lương thực.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đến năm 2025 ổn định diện tích vùng sản xuất lúa chất lượng cao đạt khoảng 24.900 ha, năng suất ước đạt trên 60 tạ/ha, trong đó có khoảng 50% diện tích có liên kết, hợp đồng các doanh nghiệp trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Lợi nhuận tăng thêm khoảng 10-15% so với sản xuất thông thường.

- Xây dựng mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Đẩy mạnh sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chí cánh đồng lớn tại một số vùng sản xuất lúa trọng điểm như Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang nhằm chuyển nhanh sang sản xuất lúa hàng hóa tập trung, quy mô lớn, hiệu quả cao gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Đào tạo, tập huấn cho hơn 2.000 hộ nông dân trồng lúa áp dụng các biện pháp kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, áp dụng các biện pháp canh tác tổng hợp và xử lý rơm rạ sau thu hoạch,.... nhằm nâng cao trình độ về kỹ thuật thâm canh, tăng hiệu quả sản xuất trên diện tích canh tác lúa.

- Bố trí khảo nghiệm diện hẹp 15-20 giống lúa mới/vụ để đưa vào khảo nghiệm diện rộng nhằm xác định một số giống lúa có năng suất, chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu đưa vào cơ cấu giống của địa phương.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Định hướng

- Mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao ở các vùng đất thích hợp, ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, phương pháp quản lý dinh dưỡng tổng hợp, sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, chế phẩm vi sinh, chế phẩm sinh học... nhằm sản xuất các sản phẩm nông sản an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo cho người sản xuất và người tiêu dùng.

- Đẩy mạnh cơ chế liên kết hợp tác 04 nhà trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Tăng cường áp dụng cơ giới hóa vào các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Chú trọng công tác xây dựng nhãn hiệu, quảng bá gạo chất lượng cao... ở một số địa phương trong tỉnh.

- Đầu tư cho công tác khảo nghiệm, sản xuất thử để xác định thêm các giống mới có triển vọng bổ sung vào cơ cấu giống lúa theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng. Tăng cường công tác dự tính, dự báo sinh vật gây hại cây trồng để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

2. Diện tích kế hoạch sản xuất lúa chất lượng cao giai đoạn 2020-2025 (ha)

STT

Đơn vị

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Phong Điền

3.000

3.000

3.100

3.250

3.350

3.500

2

Quảng Điền

2.033

2.190

2.420

2.590

2.800

3.050

3

Hương Trà

2.480

2.850

3.080

3.220

3.280

3.300

4

Hương Thủy

2.890,1

2.954,5

2.954,5

3.024,5

3.024,5

3.024,5

5

Phú Lộc

1.540

1.540

1.540

1.540

1.540

1.540

6

Huế

667,9

655

654

654

654

654

7

Nam Đông

15,5

16,5

17

17

17

17

8

A Lưới

922,6

956

1.008

1.058

1.097

1.158

9

Phú Vang

5.246

6.066

6.566

7.202

7.919

8.624

Tổng cộng

18.795,1

20.228,0

21.339,5

22.915,5

23.681,5

24.867,5

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về kỹ thuật

- Ưu tiên hoạt động nghiên cứu khoa học đối với các giống lúa chất lượng cao đồng bộ từ chọn tạo giống đến toàn bộ quy trình sản xuất. Sử dụng cấp giống bảo đảm tiêu chuẩn, giảm lượng giống gieo (khoảng 80-100kg/ha).

- Về cơ cấu mùa vụ: Tùy theo tình hình thời tiết, diễn biến sinh vật gây hại từng vụ, từng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo lịch thời vụ phù hợp cho từng tiểu vùng trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo các hộ dân sản xuất lúa chất lượng cao gieo cấy đúng lịch thời vụ.

- Làm đất: Thực hiện cơ giới hóa toàn bộ các khâu cày, bừa, sử dụng máy làm đất có công suất lớn để nâng cao chất lượng đất về độ sâu tầng canh tác và độ tơi nhuyễn, từng bước xóa bờ thửa, san phẳng đồng ruộng.

- Tập huấn chuyển giao vào sản xuất các quy trình canh tác tiên tiến, quy trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM, ICM; 3 giảm 3 tăng,.., công nghệ xử lý sau thu hoạch và bảo quản, chế biến sau thu hoạch; thay thế dần các giống cũ bằng các giống mới, cho năng suất và chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Hướng dẫn nông dân sử dụng sổ tay ghi chép tình hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP, hữu cơ đáp ứng yêu cầu cho từng tiêu thụ.

- Áp dụng các kỹ thuật tiên tiến về gieo sạ, chăm sóc, tưới nước, bón phân hợp lý để nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón. Quản lý chặt chẽ các đối tượng sinh vật gây hại trên cây lúa.

- Thu hoạch cùng thời điểm trên toàn bộ diện tích; đầu tư máy gặt đập liên hợp, máy sấy, máy cuộn rơm... để giảm thất thoát sau thu hoạch, nâng cao chất lượng lúa gạo và bảo vệ môi trường sinh thái.

[...]