Kế hoạch 233/KH-UBND năm 2020 thực hiện Kế hoạch 227-KH/TU triển khai Chỉ thị 37-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới do tỉnh Nghệ An ban hành

Số hiệu 233/KH-UBND
Ngày ban hành 05/05/2020
Ngày có hiệu lực 05/05/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Bùi Đình Long
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 233/KH-UBND

Nghệ An, ngày 05 tháng 5 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 227-KH/TU NGÀY 17/02/2020 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 37-CT/TW NGÀY 03/9/2019 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XII) VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, ỔN ĐỊNH VÀ TIẾN BỘ TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Thực hiện Kế hoạch số 227-KH/TU ngày 17/02/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XII) về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 227/KH-TU ngày 12/02/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chỉ thị 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XII) nhằm nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, doanh nghiệp và người lao động về tầm quan trọng của việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.

- Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích của các bên; hạn chế đến mức thấp nhất việc xảy ra các vụ tranh chấp lao động và đình công không đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật.

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh căn cứ Kế hoạch này cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Thực hiện có hiệu quả và thiết thực công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp dân doanh bằng nhiều hình thức phù hợp, trực tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lao động, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động; phát huy vai trò tham gia của tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động để đối thoại, thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

3. Triển khai thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung vào các nội dung như: tuyển dụng, sử dụng lao động, chính sách tiền lương, tiền thưởng, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp, nhất là ở những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, thường xuyên xảy ra tranh chấp lao động và đình công; thường xuyên theo dõi và kịp thời giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, không để tranh chấp kéo dài dẫn đến đình công.

4. Đẩy mạnh thực hiện chương trình phát triển đoàn viên và thành lập tổ chức công đoàn ở những doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, nhất là doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động; kiện toàn, củng cố và đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn các cấp, nhất là công đoàn trong các doanh nghiệp.

5. Hỗ trợ, tư vấn cho người lao động thực hiện tốt các quy định của pháp luật về lao động, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, pháp luật về công đoàn. Triển khai các hoạt động nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động; nâng cao đời sống văn hóa, vật chất và tinh thần cho người lao động; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan triển khai, hướng dẫn thực hiện Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Bình đẳng giới...và các văn bản hướng dẫn thi hành; thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, đổi mới hình thức nội dung và phương pháp tuyên truyền, làm chuyển biến nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội tập trung vào những nội dung vi phạm thường xảy ra tranh chấp; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan thường xuyên theo dõi và kịp thời giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, không để tranh chấp kéo dài dẫn đến đình công.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 74/2009/QĐ-UBND ngày 13/8/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định giải quyết đình công không theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

2. Bảo hiểm xã hội tỉnh

- Tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (viết tắt là BHXH, BHYT, BHTN), nhất là quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người tham gia, đảm bảo cho người lao động tiếp cận được đầy đủ thông tin về chính sách BHXH, BHYT, BHTN; hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng các chế độ về BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật.

- Triển khai thực hiện và chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội, giải quyết kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN của người lao động.

- Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh và Sở, ban, ngành liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; phát hiện và đề nghị xử lý kịp thời các hành vi nợ, gian lận, trốn đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp.

3. Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam

- Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành liên quan triển khai, hướng dẫn thực hiện Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật An toàn vệ sinh lao động... và các văn bản hướng dẫn thi hành, tăng cường công tác quản lý nhà nước về lao động, bám sát thực hiện các quy định của pháp luật lao động, giải quyết tranh chấp lao động, đình công đối với các doanh nghiệp trong khu kinh tế, khu công nghiệp.

- Tổ chức và phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động đối với các doanh nghiệp trong khu kinh tế, các khu công nghiệp.

- Phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh, các ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền về quy hoạch xây dựng nhà ở, thiết chế văn hóa cho người lao động trong khu kinh tế, các khu công nghiệp; phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh chỉ đạo công tác phát triển đoàn viên và thành lập tổ chức công đoàn đối với các doanh nghiệp trong khu kinh tế, các khu công nghiệp.

4. Công an tỉnh

[...]