Kế hoạch 23/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Chương trình hành động 48-Ctr/TU thực hiện Chỉ thị 14-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Số hiệu 23/KH-UBND
Ngày ban hành 19/01/2018
Ngày có hiệu lực 19/01/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Lê Khắc Nam
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 19 tháng 01 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 48-CTR/TU NGÀY 23/11/2017 CỦA BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 14-CT/TW NGÀY 19/7/2017 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ VIỆC TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

Căn cứ Chương trình hành động số 48-Ctr/TU ngày 23/11/2017 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác người có công với cách mạng nhằm mục tiêu không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công, góp phần làm vơi đi một phần nỗi đau mất mát của các gia đình người có công với Đất nước; đồng thời tạo động lực, phát huy tinh thần, ý chí vươn lên của người có công để tiếp tục có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển thành phố. Phấn đấu đến năm 2020, 100% gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.

2. Yêu cầu:

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo quy định, các cấp, ngành, đơn vị, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, thiết thực, tránh hình thức, tránh tư duy coi việc thực hiện công tác người có công với cách mạng là nhiệm vụ của riêng ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Việc triển khai thực hiện các hoạt động phải đảm bảo tính hệ thống, toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân với các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm và lộ trình phù hợp, đảm bảo thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật.

II. MỤC TIÊU

- Đến hết năm 2020, phấn đấu: 100% hộ gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú, không còn hộ gia đình người có công với cách mạng thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo; phn đấu giải quyết cơ bản hồ sơ đề nghị xác nhận người có công với cách mạng còn tồn đọng theo quy định; thực hiện có hiệu quả chương trình hỗ trợ cải thiện điều kiện về nhà ở cho người có công với cách mạng, không để người có công với cách mạng ở trong ngôi nhà bị hư hỏng nặng có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.

- Thực hiện kịp thời việc xác nhận công nhận người có công và chính sách người có công theo quy định.

- Thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng các công trình ghi công liệt sĩ đảm bảo mục đích, ý nghĩa, quy định; không để tình trạng các công trình ghi công liệt sĩ xuống cấp.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về công tác người có công với cách mạng; giám sát, phản biện việc xác nhận, công nhận và thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về sự hy sinh, đóng góp to lớn của các thế hệ người có công với cách mạng.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng với nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả, giúp các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhằm tạo sự đồng thuận, nâng cao trách nhiệm trong phối hợp, hỗ trợ các cơ quan chức năng hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Tiếp tục phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và nhân dân trong công tác chăm lo người có công với cách mạng. Thực hiện tốt việc giám sát, phản biện quá trình xây dựng và thực hiện chính sách người có công với cách mạng; thường xuyên quan tâm, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người có công với cách mạng; kiến nghị với cấp ủy, chính quyền và cơ quan nhà nước các cấp kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người có công với cách mạng.

2. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác người có công với cách mạng:

- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc xác nhận, công nhận và thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng, nhất là tại cấp cơ sở.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng; tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các Sở, ban, ngành, các địa phương trong thực hiện công tác người có công với cách mạng.

- Tăng cường công tác phối hợp, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, tiêu cực trong việc thực hiện pháp luật, chính sách ưu đãi đối với người có công.

- Tham gia có hiệu quả việc xây dựng, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình về công tác người có công theo thẩm quyền của các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương. Trong đó tập trung các nội dung: tham gia nghiên cứu, đề xuất ban hành Pháp lệnh thay thế Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng hiện hành; rà soát, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách người có công với cách mạng, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn. Tham gia nghiên cứu, thực hiện chế độ, chính sách đối với người Việt Nam có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, người có công giúp đỡ cách mạng Việt Nam đang định cư ở nước ngoài; chính sách đối với người bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học thế hệ thứ 3 của người tham gia kháng chiến bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học; người tham gia kháng chiến trong giai đoạn 1974 - 1975 nhưng chưa đủ thời gian được cấp Huy chương theo chỉ đạo của Trung ương.

3. Cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công với cách mạng:

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện kịp thời các chính sách cho đối tượng là người có công với cách mạng và thân nhân, bảo đảm tất cả người có công được thụ hưởng đầy đủ các chế độ chính sách đúng quy định pháp luật.

- Việc xác nhận, công nhận người có công: căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật, đẩy nhanh tiến độ xác nhận người có công với cách mạng, giải quyết hồ sơ tồn đọng bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng, không để sót đối tượng; đồng thời, tập trung nghiên cứu, rà soát, phân loại, xem xét đề nghị xác nhận người có công với cách mạng đối với những trường hợp tồn đọng, trường hợp do trước đây chưa đủ điều kiện xác nhận, hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận là không đủ điều kiện, nhưng nay có thêm cơ sở, căn cứ xác nhận khác theo quy định trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương.

- Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ: tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 24-CT/TW, ngày 15/5/2013 của Bộ Chính trị khóa XI và Quyết định số 1237/QĐ-TTg ngày 27/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo phù hợp với tính chất, đặc điểm của thành phố. Tập trung kiện toàn, cng cố hệ thống hồ sơ, tài liệu về liệt sĩ, sơ đồ mộ chí đang quản lý theo quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý; xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu về liệt sĩ hiệu quả, chính xác; tăng cường công tác phối hợp, thực hiện có hiệu quả công tác tìm kiếm, quy tập và tiếp nhận hài cốt liệt sĩ. Quá trình thực hiện đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình, quy định.

- Tiếp tục đẩy mạnh huy động, đa dạng hóa các nguồn lực xã hội kết hợp với bố trí tăng ngân sách địa phương các cấp đối với công tác người có công với cách mạng. Hàng năm, rà soát, điều chỉnh các chế độ chính sách sử dụng ngân sách địa phương, bố trí ngân sách đủ để thực hiện hỗ trợ, động viên người có công với cách mạng, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tăng cường hơn nữa trách nhiệm trong việc huy động, quản lý, sử dụng hiệu qunguồn lực thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; chú trọng công tác tu bổ, tôn tạo mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, các công trình ghi công liệt sĩ; hỗ trợ cải thiện nhà ở; cải tạo, nâng cấp cơ sở điều dưỡng cho người có công với cách mạng.

- Công tác Đền ơn đáp nghĩa: Tiếp tục phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”. Các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân nêu cao trách nhiệm, tích cực tham gia đối với công tác người có công với cách mạng và phong trào "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng", ủng hộ Quỹ "Đn ơn đáp nghĩa" các cấp bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả. Thường xuyên quan tâm, động viên, khích lệ, kịp thời biểu dương khen thưng các thương binh, bệnh binh và gia đình người có công phát huy truyền thống tốt đẹp, tự nỗ lực vươn lên, khắc phục khó khăn tiếp tục đóng góp công sức, trí tuệ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; biểu dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt phong trào Đền ơn đáp nghĩa.

[...]