Kế hoạch 2267/KH-UBND năm 2022 về phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Gia Lai, mùa khô năm 2022-2023 và các năm tiếp theo

Số hiệu 2267/KH-UBND
Ngày ban hành 06/10/2022
Ngày có hiệu lực 06/10/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Kpă Thuyên
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2267/KH-UBND

Gia Lai, ngày 06 tháng 10 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TỈNH GIA LAI, MÙA KHÔ NĂM 2022 - 2023 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO

Căn cứ Luật Lâm nghiệp, Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013; Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 quy định về phòng cháy chữa cháy rừng; Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Quyết định số 3422/QĐ-BNN-TCLN ngày 28/8/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy chữa cháy;

Nhằm chủ động trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại do cháy rừng gây ra, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch PCCCR mùa khô 2022- 2023 và các năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Gia Lai, với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quản lý, bảo vệ và PCCCR diện tích rừng của tỉnh là 646.992,31 ha trong đó rừng tự nhiên 478.791,16ha, rừng trồng 153.937,11 ha, rừng trồng chưa thành rừng: 14.264,04 ha (theo Quyết định số 217/QĐ-UBND ngày 14/3/2022 của UBND tỉnh)

- Triển khai công tác PCCCR với phương châm “Phòng ngừa là chính, chủ động phát hiện và chữa cháy khẩn trương, kịp thời, triệt để”, nâng cao khả năng phòng cháy, kiểm soát được cháy rừng, đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng xảy ra trong mùa khô.

- Nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng (BVR) và PCCCR của các cấp từ tỉnh đến huyện, xã, các ban ngành và nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư; nâng cao năng lực chỉ huy về PCCCR của Ban Chỉ huy các cấp. Khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác tổ chức quản lý BVR, PCCCR, nhằm quản lý bảo vệ tốt tài nguyên rừng hiện có.

- Chủ động phát hiện sớm cháy rừng, kịp thời ứng phó, huy động lực lượng triển khai phương án chữa cháy hiệu quả, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.

2. Yêu cầu

- Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác PCCCR theo quy định tại Luật Lâm nghiệp, Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 15/02/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm Nghiệp (Nghị định 156); Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 quy định về phòng cháy chữa cháy rừng và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Lâm nghiệp, UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo việc triển khai thực hiện các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, PCCCR.

- Các cấp, các ngành, chủ rừng có trách nhiệm tổ chức quản lý bảo vệ rừng và thực hiện các biện pháp an toàn về PCCCR trên diện tích rừng được giao quản lý. Tăng cường tuần tra, kiểm tra rừng trong suốt mùa khô, nhất là thời gian cao điểm có nguy cơ cháy rừng cao để kịp thời phát hiện và tổ chức chữa cháy ngay khi đám cháy trong rừng mới phát sinh.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:

1. Công tác phòng cháy rừng

1.1. Thể chế và chính sách:

- Củng cố và kiện toàn Ban chỉ huy PCCCR các cấp, có quy chế hoạt động, chương trình công tác, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên, duy trì chế độ họp của Ban, có kinh phí để hoạt động.

- Công tác PCCCR phải được quan tâm đúng mức và đầu tư thỏa đáng.

- Củng cố, kiện toàn nâng cao năng lực PCCCR của lực lượng Kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng và cấp xã là lực lượng nòng cốt sẵn sàng chủ động trong mọi tình huống cháy rừng xảy ra; xây dựng phương án phối hợp, huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng các cấp.

- Củng cố, xây dựng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng tại các thôn làng, làm lực lượng nòng cốt trong công tác PCCCR.

2.1.Giải pháp về phòng cháy rừng:

2.1.1 Công tác tuyên truyền:

- Công tác tuyên truyền vận động, giáo dục phổ biến pháp luật là nhiệm vụ hàng đầu trong sự nghiệp bảo vệ và PCCCR, lực lượng Kiểm lâm, đơn vị chủ rừng, UBND các xã tranh thủ sự ảnh hưởng những người có uy tín ở các thôn, làng phối hợp với các đoàn thể của huyện, xã thực hiện việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức trách nhiệm về bảo vệ rừng và PCCCR là của toàn dân; hướng dẫn người dân sản xuất nương rẫy đúng quy định, không để lửa cháy lan vào rừng trong quá trình đốt, dọn nương rẫy, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như tuyên truyền cá biệt, tuyên truyền tại các thôn, làng, tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của xã; thi tìm hiểu các quy định về bảo vệ rừng, ý nghĩa, tầm quan trọng của rừng đối với đời sống, xã hội; ký cam kết an toàn lửa rừng, thực hiện các quy định về BVR, PCCCR; phát các tài liệu tuyên truyền QLBVR, PCCCR, tờ rơi, băng hình, Pa nô, áp phích, hình ảnh; qua hệ thống các loại bảng tuyên truyền, bảng nội quy, quy định về BVR, PCCCR tại các tuyến đường ra, vào rừng, …

- Xây dựng, sửa chữa các các loại bảng biển PCCCR bị hỏng nhằm phát huy tốt việc tuyên truyền, cảnh báo kịp thời về cấp độ cảnh báo cháy rừng; đóng các biển báo cấm lửa, quy định về PCCCR những nơi dễ xảy ra cháy rừng, dễ nhìn thấy, nhiều người qua lại.

2.1.2.Rà soát, khoanh vùng trọng điểm cháy:

Để chủ động trong kiểm soát, huy động lực lượng, phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng và đề ra các biện pháp PCCCR thích hợp, hiệu quả; Ban chỉ huy PCCCR các huyện, thị xã, thành phố phải rà soát, bổ sung vùng trọng điểm cháy rừng ngoài thực địa vào bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng.

Những căn cứ để xác định các trọng điểm cháy rừng: Kiểu trạng thái rừng có khả năng cháy cao (khả năng bén lửa của vật liệu cháy); Tình hình cháy rừng trong các năm qua; Các điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan trực tiếp đến cháy rừng, công tác PCCCR; Diện tích rừng được xác định cho một trọng điểm cháy phải liền nhau; Là nơi có nguy cơ cháy rừng cao (gần dân cư, gần đường giao thông, xung quanh là diện tích sản xuất nương rẫy, tồn tại các phong tục, tập quán, thói quen sử dụng lửa bất cẩn...); Các cơ sở, nhà ở trong rừng hoặc ven rừng, đường giao thông, đường ống dẫn các chất nguy hiểm về cháy, nổ, đường điện đi qua rừng hoặc ven rừng.

Các biện pháp PCCCR cho từng trọng điểm cháy rừng: Tăng cường tuần tra canh gác lửa rừng, nhất là trong thời kỳ cao điểm mùa khô phải tuần tra 24/24 giờ trong ngày; xây dựng các công trình PCCCR; xây dựng các bảng, biển báo, bảng nội quy về PCCCR; tăng cường kiểm tra, hướng dẫn người dân canh tác nương rẫy xung quanh không để lửa cháy lan vào rừng.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ