Kế hoạch 222/KH-UBND năm 2018 về kiểm soát thủ tục hành chính năm 2019 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Số hiệu 222/KH-UBND
Ngày ban hành 28/12/2018
Ngày có hiệu lực 28/12/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Lê Thị Thìn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 222/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 12 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2019

Thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính; Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kim soát thủ tục hành chính; Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2019 với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính; tổ chức triển khai thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi có yêu cầu; góp phần tạo dựng môi trường kinh doanh, đầu tư của tỉnh thực sự thông thoáng, minh bạch góp phần nâng cao Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR INDEX), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh, hướng tới mục tiêu chung xây dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả.

- Kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính; tăng cường chất lượng việc công bố, công khai minh bạch thủ tục hành chính; rà soát đánh giá thủ tục hành chính nhằm phát hiện, loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, không hợp lý, không phù hợp; sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thủ tục hành chính theo quy định; xây dựng, quản lý và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; vận hành, khai thác có hiệu quả hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định TTHC, tăng cường kiểm tra thực hiện hoạt động kiểm soát TTHC..., nhằm tạo nên chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ và nhân dân về công tác kiểm soát TTHC.

2. Yêu cầu

- Thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, có hiệu quả và đảm bảo đúng tiến độ các nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch.

- Đảm bảo 100% dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh có quy định TTHC được đánh giá tác động và lấy ý kiến tham gia; 100% thủ tục hành chính được công khai niêm yết tại nơi tiếp nhận và giải quyết.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận, giải quyết, công khai thủ tục hành chính. Huy động sự tham gia, phối hợp của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong triển khai, thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Kiểm soát việc ban hành mới thủ tục hành chính

1.1. Đánh giá tác động và lấy ý kiến tham gia quy định TTHC trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh

a) Chủ trì thực hiện: Cơ quan được giao chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC

b) Phối hợp thực hiện: 100% văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC phải có ý kiến tham gia của Văn phòng UBND tỉnh (phòng Kiểm soát thủ tục hành chính - Nội chính) và Sở Tư pháp.

c) Thời gian thực hiện: Theo chương trình công tác của UBND tỉnh.

1.2. Thẩm định quy định về TTHC trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của tnh.

a) Chủ trì thực hiện: Sở Tư pháp

b) Phối hợp thực hiện: Văn phòng UBND tỉnh; Cơ quan được giao chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC

c) Thời gian thực hiện: Theo chương trình công tác của UBND tỉnh.

2. Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính

a) Đối tượng tập huấn: Cán bộ, công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã;

b) Chủ trì thực hiện: Văn phòng UBND tỉnh

c) Sản phẩm thực hiện: Tổ chức 02 lớp tập huấn, trong đó: 01 lớp cho cán bộ, công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh; 01 lớp cho cán bộ, công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính của UBND cấp huyện, UBND cấp xã (tùy vào tình hình thực tế có thể mở rộng thêm đối tượng).

d) Thời gian thực hiện: Từ tháng 05/2019 đến tháng 11/2019.

3. Công bố, công khai; xây dựng quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính.

3.1. Công bố thủ tục hành chính, danh mục thủ tục hành chính; xây dựng quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính.

[...]