Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 2131/KH-UBND năm 2017 về duy trình Mô hình Tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017-2020

Số hiệu 2131/KH-UBND
Ngày ban hành 30/05/2017
Ngày có hiệu lực 30/05/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Đặng Minh Hưng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2131/KH-UBND

Bình Dương, ngày 30 tháng 5 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

DUY TRÌ MÔ HÌNH TƯ VẤN KHÁM SỨC KHỎE TIỀN HÔN NHÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2017-2020

Phần I

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG MÔ HÌNH TƯ VẤN VÀ KHÁM SỨC KHỎE TIỀN HÔN NHÂN GIAI ĐOẠN 2011-2015

I. Công tác triển khai

Căn cứ Quyết định số 3505/QĐ-UBND ngày 10/11/2011 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Mô hình “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015”. Mục tiêu đặt ra là nâng cao nhận thức và kỹ năng thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho những người từ 18 tui trở lên và những người chun bị kết hôn góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Kế hoạch triển khai Mô hình được chia thành nhiều giai đoạn. Năm 2011, triển khai mô hình: Chi cục DS - KHHGĐ phối hợp Trung tâm Tư vấn, Dịch vụ DS - KHHGĐ tỉnh Bình Dương triển khai thực hiện mô hình trên địa bàn 13/14 phường của thị xã Thủ Dầu Một, đến năm 2014 mô hình được mở rộng và duy trì hoạt động tại 91/91 xã, phường, thị trấn của 9/9 huyện, thị, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh.

Mô hình được xây dựng với 5 hoạt động chính: Xây dựng và củng cố mạng lưới cung cấp thông tin, tư vấn về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; Tập huấn bồi dưỡng kỹ thuật chuyên môn, kỹ năng tư vấn cung cấp dịch vụ; Tổ chức tuyên truyền vận động và giáo dục về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; Tổ chức khám sức khỏe; Hoạt động quản lý và giám sát mô hình. Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế về nhân lực và kinh phí nên hoạt động trên được triển khai và duy trì các hoạt động tại 13/14 phường của thành phố Thủ Dầu Một; 78 xã, phường, thị trấn còn lại không triển khai hoạt động khám sức khỏe, chỉ dừng lại ở các hoạt động truyền thông cung cấp thông tin cho các nhà quản lý, các đối tượng chuẩn bị kết hôn và tập huấn kiến thức, kỹ năng tư vấn cho tuyên truyền viên và cán bộ y tế.

II. Đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động chính

2.1. Xây dựng và củng cố mạng lưới cung cấp thông tin, tư vấn về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình.

Nhận thức được tầm quan trọng và tính cp thiết của việc chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân của thanh niên nhằm tạo ra một lực lượng dân số có chất lượng cả về thchất, trí tuệ, tinh thần và xã hội đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên trong giai đoạn 2011-2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3505/QĐ-UBND ngày 10/11/2011 về việc phê duyệt Mô hình “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015”. Mô hình đã được triển khai năm 2011 tại 13/14 xã, phường của thị xã Thủ Dầu Một và đến năm 2014 nhân rộng ra 91/91 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh. Đến nay mô hình đã ra đời 13 câu lạc bộ Tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân với 211 thành viên và các câu lạc bộ lồng ghép Tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân, tổ chức tư vấn 255 lượt với 4.417 lượt thanh niên tham dự. Hoạt động này đã nâng cao nhận thức cho thanh niên, đặc biệt là nâng cao kỹ năng trong việc chăm sóc SKSS/KHHGĐ của các đối tượng chuẩn bị kết hôn.

2.2. Tập huấn bồi dưỡng kỹ thuật chuyên môn, kỹ năng tư vấn cung cấp dịch vụ

Đxây dựng mạng lưới tuyên truyền viên, tư vấn viên tại cơ sở. Chi cục Phối hợp với Trung tâm Tư vấn dịch vụ DS - KHHGĐ tổ chức 6 hội nghị triển khai cung cấp thông tin về mô hình tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân cho lãnh đạo đảng, chính quyền và ban ngành đoàn thể với 550 người tham dự. Song song, tổ chức 20 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tư vấn cho cộng tác viên dân số, ban chủ nhiệm các câu lạc bộ Tiền hôn nhân và cán bộ chuyên môn y tế huyện, thị, thành phố với 1.782 người tham dự. Đây chính là lực lượng chủ yếu tuyên truyền, vận động trực tiếp tại cơ sở, tăng cường hiệu quả truyền thông chuyển đổi hành vi nâng cao nhận thức của thanh niên về khám sức khỏe tiền hôn nhân.

2.3. Tổ chức tuyên truyền vận động và giáo dục về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình

Bên cạnh việc xây dựng các câu lạc bộ, xây dựng và mở rộng mạng lưới tuyên truyền viên tại cơ sở. Chi cục tăng cường công tác truyền thông cộng đồng, truyền thông trên phương tiện truyền thanh đại chúng. Tổ chức 130 buổi tuyên truyền vận động, với 2.034 lượt người tham dự; Tổ chức 130 buổi truyền thanh trên đài phát thanh với hơn 1.248 tin bài; Tổ chức 255 buổi tư vấn cho 4.417 lượt thanh niên; Bên cạnh đó cấp phát 60.500 tờ rơi và 10.200 tài liệu khác; 9 pano; 182 áp phích tuyên truyền về Tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân; Tổ chức 32 buổi sinh hoạt tại 8 điểm trường phổ thông.

Mô hình có sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt vai trò tích cực của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp đã giúp thanh niên nâng cao kiến thức và kỹ năng về CSSKSS/KHHGĐ, ứng xử và giải quyết tốt các tình huống xảy ra trong các lĩnh vực tình bạn, tình yêu, hôn nhân gia đình trong cuộc sống đời thường. Thanh niên có cơ hội tiếp cận với dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ thuận tiện an toàn, phù hợp.

2.4. Tổ chức khám sức khỏe

Theo quyết định phê duyệt, hoạt động khám sức khỏe chỉ được triển khai thực hiện tại 13/14 phường của thị xã Thủ Dầu Một, Kết quả giai đoạn 2011-2014, Chi cục DS - KHHGĐ phối hợp Trung tâm Tư vấn, Dịch vụ Dân số - KHHGĐ tổ chức khám 967 lượt thanh niên nam nữ chuẩn bị kết hôn, kết quả 215 thanh niên phát hiện bệnh (chiếm 22%).

III. Thuận lợi, khó khăn

3.1. Thuận lợi

- Được sự quan tâm của Tổng Cục Dân số - KHHGĐ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã hỗ trợ một phần kinh phí cho các Mô hình, Đề án nhằm nâng cao chất lượng dân số tại tỉnh Bình Dương từ năm 2011-2015.

- Có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của Sở Y tế, Trung tâm Tư vấn, dịch vụ Dân số - KHHGĐ; các đơn vị như Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản và Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó sự nhiệt tình của các cán bộ y tế và cộng tác viên Dân số đã tư vấn, tuyên truyền từ tuyến tỉnh đến cơ sở.

- Qua 05 năm (2011-2015) triển khai thực hiện Mô hình đã góp phn nâng cao nhận thức cho bộ phận thanh niên, nhiều cặp thanh niên chun bị kết hôn cũng tự giác đi kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn.

3.2. Khó khăn

- Tuy nhiên, khám sức khỏe trước khi kết hôn là vấn đề mới nên đa số Thanh niên chưa nhận thức đầy đủ tm quan trọng của việc khám sức khỏe trước khi kết hôn.

- Các sản phẩm truyền thông tuyên truyền tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân chưa đa dạng.

- Kinh phí thực hiện các đề án còn hạn chế chủ yếu là lồng ghép vào kinh phí hoạt động của chương trình DS - KHHGĐ.

- Nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị để thực hiện đề án còn hạn hẹp chủ yếu là công tác tuyên truyền ở tuyến xã.

[...]