Kế hoạch 212/KH-UBND về thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo Kế hoạch 191/KH-UBND năm 2019 và năm 2020 do tỉnh Sơn La ban hành

Số hiệu 212/KH-UBND
Ngày ban hành 10/10/2019
Ngày có hiệu lực 10/10/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Hoàng Quốc Khánh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 212/KH-UBND

Sơn La, ngày 10 tháng 10 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG THEO KẾ HOẠCH SỐ 191/KH-UBND NGÀY 05/9/2019 CỦA UBND TỈNH SƠN LA NĂM 2019 VÀ NĂM 2020

Thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 11/07/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đán Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021, ngày 05/9/2019 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 191/KH-UBND để triển khai Đề án Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Thực hiện Công văn số 1478/TTCP-PC ngày 29/8/2019 của Thanh tra Chính phủ về việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án năm 2019 và năm 2020. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2019 và năm 2020 như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. MỤC ĐÍCH

1. Nhằm thể chế hóa đầy đủ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng (viết tắt PCTN) và công tác tuyên truyn, ph biến, giáo dục pháp luật về PCTN, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật về PCTN và giáo dục đạo đức, lối sống.

2. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật về PCTN và đạo liêm chính, cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; đức liêm chính; xây dựng li sng liêm chính và tuân thủ pháp luật về PCTN trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; đưa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN phát trin n định, bn vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; góp phần tích cực cải thiện tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng.

II. YÊU CẦU

1. Đổi mới mạnh mẽ phương thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm tính đa dạng, linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn, hiệu quả; tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, nht là công nghệ thông tin, truyn thông trong tông tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN;

2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về PCTN có trọng tâm, trọng điểm; tập trung vào các điểm mới của Luật PCTN năm 2018; phù hợp với đi tượng, địa bàn, lĩnh vực; hướng mạnh về cơ sở; chú trọng đối tượng đặc thù; đáp ứng nhiệm vụ chính trị và nhu cu xã hội để tạo đồng thuận trong thực hiện;

3. Đảm bảo tính khả thi; kế thừa và phát triển các kết quả, mô hình, kinh nghiệm tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN; đồng bộ, thống nhất và phối hợp với các chương trình, hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật PCTN nói riêng.

B. NỘI DUNG

I. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN

Các địa phương, đơn vị cần tập trung tuyên truyền, phổ biến các nội dung chính như sau:

1. Thực trạng, nguyên nhân, điều kiện tham nhũng và giải pháp phòng, chống tham nhũng;

2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của phòng, chống tham nhũng và xây dựng đạo đức liêm chính;

3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức liêm chính và phòng, chống tham nhũng;

4. Quan đim chủ trương của Đảng về phòng, chống tham nhũng;

5. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trọng tâm là các quy định mới về: Hành vi tham nhũng; phòng, chống tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong PCTN; các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về PCTN; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN;

6. Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng trong lịch sử Việt Nam;

7. Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng; hp tác quốc tế của Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng; kinh nghiệp quốc tế về phòng, chống tham nhũng;

8. Tình hình, kết quả thc hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

9. Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và công dân trong phòng, chống tham nhũng;

10. Mô hình, kinh nghiệm, gương tiêu biểu về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính;

11. Các sự kiện, vấn đề chính trị - pháp lý - kinh tế - văn hóa - xã hội có chủ đề, nội dung về đạo đức liêm chính.

II. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN NĂM 2019 - 2020

1. Đến hết năm 2020: 90% chương trình đào tạo trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng có nội dung về chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính;

[...]