Kế hoạch 210/KH-UBND năm 2023 về phòng, chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 210/KH-UBND
Ngày ban hành 07/06/2023
Ngày có hiệu lực 07/06/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Đoàn Tấn Bửu
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 210/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 07 tháng 06 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TẠI CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2025

Thực hiện Quyết định số 1652/QĐ-BYT ngày 23 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao năng lực chỉ đạo, tổ chức, triển khai, giám sát các hoạt động phòng, chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng, sơ, cấp cứu và điều trị của ngành y tế, tập trung vào các loại hình thương tích gây tử vong cao để góp phần nâng cao sức khỏe và an toàn cho người dân.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

2.1. Nâng cao năng lực của ngành y tế trong chỉ đạo, tổ chức, triển khai, giám sát các hoạt động phòng, chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng

- 100% cán bộ y tế làm công tác phòng, chống tai nạn, thương tích tham dự tập huấn đào tạo và đào tạo lại hằng năm về các biện pháp phòng, chống, kỹ năng truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích.

- 100% các huyện, thành phố kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tai nạn, thương tích.

2.2. Củng cố và nhân rộng các mô hình an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích dựa vào cộng đồng

- 20% người dân được tiếp cận các biện pháp an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng.

- 22 xã, phường, thị trấn được công nhận và công nhận lại đạt tiêu chuẩn cộng đồng an toàn.

- Xây dựng thí điểm mô hình phòng chống tai nạn, thương tích ở các nhóm có nguy cơ cao theo đặc thù của từng địa phương.

- Lồng ghép các hoạt động phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, phòng chống đuối nước, tai nạn giao thông trong hoạt động xây dựng cộng đồng an toàn.

2.3. Nâng cao năng lực sơ, cấp cứu tai nạn, thương tích tại cộng đồng, chăm sóc chấn thương trước viện và phục hồi chức năng

- 50% cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện được kiểm tra về kiến thức và trang thiết bị y tế trong chăm sóc chấn thương thiết yếu đối với người bị tai nạn, thương tích và khả năng đáp ứng khi có thảm họa, thiên tai.

- 50% cơ sở có giường bệnh đảm bảo năng lực cấp cứu, tiếp nhận nạn nhân tai nạn giao thông, thảm họa, thiên tai trong thời gian nhanh nhất kể từ khi nhận được thông tin yêu cầu cấp cứu.

- Nâng cao năng lực của Trung tâm cấp cứu y tế 115 của Tỉnh, đảm bảo khả năng tiếp cận nạn nhân tai nạn, thương tích trong thời gian nhanh nhất kể từ khi nhận được thông tin yêu cầu cấp cứu.

- 100% trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh, tàu thuyền và các phương tiện giao thông công cộng được trang bị tủ, túi hoặc hộp sơ cấp cứu tại chỗ.

- 70% người bị tai nạn, thương tích tại cộng đồng được sơ cấp cứu tại tuyến y tế cơ sở.

- 70% nhân viên y tế tuyến xã, nhân viên y tế khóm, ấp, cán bộ cảnh sát giao thông, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, thanh tra giao thông, người làm công tác y tế trường học, lực lượng sơ, cấp cứu tại nơi làm việc, người điều khiển và phục vụ trên phương tiện giao thông công cộng, tàu thuyền, giáo viên, nhân viên hội chữ thập đỏ... được tập huấn về sơ, cấp cứu tai nạn, thương tích.

- Xây dựng và triển khai thí điểm mô hình tư vấn phục hồi chức năng sau điều trị tai nạn, thương tích.

2.4. Nâng cao năng lực ghi nhận, giám sát và báo cáo dữ liệu tai nạn, thương tích, nghiên cứu và sử dụng dữ liệu tai nạn, thương tích trong lập kế hoạch, triển khai và đánh giá hiệu quả các chương trình can thiệp

- 80% cấp huyện tổ chức ghi nhận, giám sát và báo cáo số liệu mắc và tử vong do tai nạn, thương tích đầy đủ, chính xác và đúng hạn.

- 100% cấp huyện được triển khai giám sát điểm về tai nạn, thương tích tại cơ sở có giường bệnh và giám sát điểm về đuối nước tại cộng đồng.

- Tham gia xây dựng thí điểm cơ sở dữ liệu liên ngành chung về tai nạn, thương tích tại cộng đồng và tại cơ sở y tế khi Bộ Y tế hoặc Trung ương triển khai mô hình.

- Kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích của cấp huyện được xây dựng trên cơ sở phân tích dữ liệu giám sát tai nạn, thương tích trên địa bàn.

[...]