Kế hoạch 210/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 125/NQ-CP và Kế hoạch 78-KH/TU về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội do tỉnh Phú Yên ban hành

Số hiệu 210/KH-UBND
Ngày ban hành 29/11/2018
Ngày có hiệu lực 29/11/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Yên
Người ký Phan Đình Phùng
Lĩnh vực Bảo hiểm

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 210/KH-UBND

Phú Yên, ngày 29 tháng 11 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 125/NQ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VÀ KẾ HOẠCH SỐ 78-KH/TU CỦA TỈNH ỦY VỀ CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI

Triển khai Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ và Kế hoạch số 78-KH/TU ngày 17/10/2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH); UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU

- Giai đoạn đến năm 2021: Phấn đấu đạt 30% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 1%; khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hàng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; tỉ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với lĩnh vực bảo hiểm xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 80%.

- Giai đoạn đến năm 2025: Phấn đấu đạt 40% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5%; khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hàng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.

- Giai đoạn đến năm 2030: Phấn đấu đạt 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hàng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 90%.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tạo sự đồng thuận trong cải cách chính sách bảo hiểm xã hội

- Các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với tổ chức đảng và cấp ủy cùng cấp tổ chức nghiên cứu, quán triệt nội dung của Nghị quyết số 125/NQ-CP của Chính phủ, Kế hoạch số 78-KH/TU ngày 17/10/2018 của Tỉnh ủy, tập trung vào những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đến toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội lựa chọn những nội dung thiết thực về chính sách bảo hiểm xã hội và cải cách chính sách bảo hiểm xã hội để tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tới người lao động và các tầng lớp nhân dân.

- Đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền phù hợp với đặc điểm, tính chất đặc thù của từng nhóm đối tượng, địa phương, bảo đảm hiệu quả công tác tuyên truyền gắn với phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, thu hút sự tham gia tích cực của nông dân, lao động khu vực phi chính thức; chú trọng, phát huy vai trò của những tổ chức, cá nhân có uy tín trong cộng đồng dân cư để vận động nhân dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

- Các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng và dành thời lượng phù hợp để tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Nghị quyết số 125/NQ-CP của Chính phủ, Kế hoạch số 78-KH/TU ngày 17/10/2018 của Tỉnh ủy nhằm tạo sự đồng thuận xã hội, các ngành, các cấp, các doanh nghiệp trong việc thực hiện cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

- Xây dựng chuyên mục, chuyên trang và dành thời lượng phát sóng định kỳ thích đáng để tuyên truyền, phổ biến, giải đáp chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2. Triển khai hệ thống pháp luật về lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội, đảm bảo nguồn lực phát triển đối tượng tham gia BHXH

- Các sở, ngành, đơn vị liên quan và địa phương triển khai thực hiện tốt các chủ trương và pháp luật, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho nhân dân và người lao động; nghiên cứu, đề xuất và tham gia ý kiến với cấp thẩm quyền trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật BHXH; tham mưu thực hiện đồng bộ các biện pháp hành chính, kinh tế, tư pháp để phát triển số người tham gia BHXH bắt buộc ở các đơn vị doanh nghiệp, đảm bảo đầy đủ quyền lợi về BHXH cho người lao động theo Luật BHXH, Luật Việc làm và Luật An toàn, vệ sinh lao động, chú trọng gia tăng số người thụ hưởng quyền lợi BHXH, đặc biệt là chế độ hưu trí. Hàng năm, phối hợp tổ chức điều tra, khảo sát, thống kê, nắm chắc số doanh nghiệp, số lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế chưa thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp để có biện pháp yêu cầu người sử dụng lao động, người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định pháp luật.

- Xây dựng nguồn lực thực hiện chính sách BHXH; có kế hoạch bố trí ngân sách hàng năm để hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện kể từ ngày 01/01/2018; tích cực vận động các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, đồng thời có hình thức biểu dương, khen thưởng phù hợp để kịp thời động viên, khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân tiếp tục hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

- Tích cực tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về Bảo hiểm xã hội; hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động duy trì việc làm, bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người lao động, khắc phục tình trạng gian lận, trục lợi bảo hiểm thất nghiệp.

- Kiên quyết thực hiện nghiêm các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, nhất là đối với các hành vi trốn đóng, nợ đóng, trục lợi bảo hiểm xã hội; đồng thời, tuyên truyền, động viên các doanh nghiệp và người lao động có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội nếu phát hiện có sai phạm trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.

3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội

- Các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặc chẽ, tiếp tục thực hiện nghiêm và đồng bộ các giải pháp theo nội dung các Kế hoạch của UBND tỉnh: Số 46/KH-UBND ngày 20/5/2013; số 105/KH-UBND ngày 30/7/2015; số 38/KH-UBND ngày 08/3/2017; số 186/KH-UBND ngày 23/10/2018.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn về BHXH theo quy định của pháp luật; tập trung kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp có dấu hiệu trốn đóng, đóng không đủ số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, doanh nghiệp chậm đóng BHXH, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm; nâng cao hiệu quả các giải pháp xử lý, thu hồi sau thanh tra, kiểm tra; hằng năm tham mưu UBND tỉnh giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH cho UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện.

- Tăng cường công tác phối hợp, chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu giữa cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính, thuế, lao động để nâng cao hiệu quả quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và thực thi chính sách bảo hiểm xã hội.

4. Nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Đẩy mạnh sắp xếp, hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo Kế hoạch số 53-KH/TU ngày 05/3/2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Thực hiện nghiêm chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán và thông tin báo cáo về bảo hiểm xã hội theo quy định.

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên tất cả các lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; hoàn thiện, đẩy mạnh kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với các hệ thống cơ sở dữ liệu có liên quan nhằm phục vụ tốt công tác thực hiện chính sách và công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách. Tiếp tục hiện đại hóa quản lý bảo hiểm xã hội, đầu tư phát triển công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến trong tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Kịp thời ngăn chặn tình trạng gian lận, trục lợi chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

- Triển khai có hiệu quả các chính sách bảo hiểm thất nghiệp, phát huy đầy đủ các chức năng của bảo hiểm thất nghiệp, bảo đảm bảo hiểm thất nghiệp thực sự là công cụ quản trị thị trường lao động. Có cơ chế tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đã đề ra.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

[...]