Kế hoạch 21/KH-SLĐTBXH tổ chức thực hiện Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu 21/KH-SLĐTBXH
Ngày ban hành 16/06/2008
Ngày có hiệu lực 16/06/2008
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Đặng Khiêu
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

UBND TỈNH THÁI BÌNH
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 21/KH-SLĐTBXH

Thái Bình, ngày 16 tháng 06 năm 2008

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2007/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI

Thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng Bảo trợ xã hội; Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng Bảo trợ xã hội; Căn cứ Quyết định số 1340/QĐ-UBND ngày 19/5/2008 về việc cấp kinh phí thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và Công văn số 713/UBND-VX ngày 19/5/2008 về việc thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của UBND tỉnh. Sau khi thống nhất với các ngành có liên quan, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng Bảo trợ xã hội trong toàn tỉnh như sau:

A. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU:

- Thể hiện sự quan tâm chăm sóc của Đảng và Nhà nước đối với những người gặp nhiều khó khăn trong đời sống; giúp họ tự vươn lên hòa nhập cộng đồng, tham gia bình đẳng các hoạt động xã hội.

- Việc thực hiện chế độ trợ cấp, trợ giúp cho các đối tượng Bảo trợ xã hội chủ yếu tại gia đình và cộng đồng nơi đối tượng đang sinh sống; song phải đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ, đúng đối tượng, đúng chế độ ngay từ cơ sở.

- Động viên khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, các cá nhân tự nguyện giúp đỡ đối tượng Bảo trợ xã hội.

B. NỘI DUNG

I. ĐỐI TƯỢNG

1. Đối tượng Bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường, thị trấn quản lý (theo điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP) bao gồm:

a) Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi; mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồi côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại điều 78 của Bộ Luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.

Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

b) Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng thời kỳ).

c) Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp Bảo hiểm xã hội.

"Lương hưu" hoặc "Trợ cấp bảo hiểm xã hội" bao gồm lương hưu theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội (kể cả lương hưu theo quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ); trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng, trợ cấp tuất hàng tháng; trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, trợ cấp hàng tháng theo quy định tại quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ. Trợ cấp hàng tháng của công nhân cao su nghỉ việc, trợ cấp hàng tháng của cán bộ xã nghỉ việc hưởng theo quy định tại quyết định 130-CP ngày 20 tháng 06 năm 1975 của Hội đồng chính phủ; Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ.

d) Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo, bao gồm:

- "Người tàn tật nặng không có khả năng lao động" là người từ đủ 15 tuổi trở lên bị tàn tật, giảm thiểu chức năng không thể trực tiếp sản xuất, kinh doanh được bệnh viện huyện, thành phố xác nhận hoặc Hội đồng xét duyệt xã phường, thị trấn công nhận.

- "Người tàn tật không có khả năng tự phục vụ" là người không có khả năng tự phục vụ sinh hoạt cá nhân được bệnh viện huyện, thành phố xác nhận; Hoặc Hội đồng xét duyệt xã, phường, thị trấn công nhận.

đ) Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loại tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo.

e) Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động thuộc hộ gia đình nghèo.

"Người nhiễm HIV/AIDS" là người được cơ quan y tế có thẩm quyền (quy định tại quyết định số 3052/2000/QĐ-BYT ngày 29 tháng 8 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn phòng xét nghiệm được phép khẳng định HIV dương tính) kết luận bị nhiễm HIV/AIDS.

g) Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.

h) Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ.

i) Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi, trường hợp con đang đi học văn hóa, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi.

"Người đơn thân đang nuôi con" là người không có chồng hoặc vợ; chồng hoặc vợ đã chết; chồng hoặc vợ mất tích theo quy định tại điều 78 Bộ luật Dân sự, đang nuôi con đẻ, con nuôi hợp pháp.

2. Đối tượng Bảo trợ xã hội được xem xét, tiếp nhận vào các cơ sở Bảo trợ xã hội:

Những đối tượng quy định tại điểm a, b, d, đ, e khoản 1, mục I phần B của kế hoạch này có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không tự lo được cuộc sống, không có điều kiện sống tại gia đình (kể cả gia đình thay thế) hoặc nhà xã hội tại cộng đồng được xem xét tiếp nhận vào cơ sở Bảo trợ xã hội.

3. Đối tượng trợ cấp đột xuất: (theo Điều 6 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP) là những người, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra, bao gồm:

[...]