Kế hoạch 2078/KH-UBND năm 2016 thực hiện Kết luận 02-KL/TW và Chỉ thị 25/CT-TTg do tỉnh Lai Châu ban hành

Số hiệu 2078/KH-UBND
Ngày ban hành 19/10/2016
Ngày có hiệu lực 19/10/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lai Châu
Người ký Đỗ Ngọc An
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2078/KH-UBND

Lai Châu, ngày 19 tháng 10 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 02-KL/TW NGÀY 26/4/2016 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VÀ CHỈ THỊ SỐ 25/CT-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ kết luận số 02-KL/TW ngày 26/4/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị khóa IX về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Căn cứ Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường;

Thực hiện Công văn số 167-CV/TU ngày 13/9/2016 của Tỉnh ủy Lai Châu về việc thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ,

y ban nhân dân tỉnh Lai Châu xây dựng Kế hoạch thực hiện cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đt nước, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh;

Đề ra các giải pháp tiếp tục thực hiện và phân công tchức thực hiện, đưa công tác bảo vệ môi trường trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp;

Đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội gắn liền vi bảo vệ môi trường nhằm thực hiện phát triển bền vững; tăng cường năng lực giám sát và thông tin về chất lượng môi trường;

Phân công nhiệm vụ cụ thể đgiải quyết một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cho phù hp với tình hình thực tế tỉnh Lai Châu nhm ngăn ngừa hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trưng, giảm thiểu suy thoái tài nguyên thiên nhiên, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên, năng lực quản lý môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP

1. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và mọi người dân. Chú ý yếu tố môi trường, phát triển kinh tế xanh, bền vững. Hình thành các thiết chế văn hóa, đạo đức, ứng xử thân thiện vi môi trường.

2. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác bảo vệ môi trường. Làm rõ vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài mà không có biện pháp giải quyết, khắc phục. Gắn các chỉ tiêu về môi trường vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương.

3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Kiện toàn cấu tổ chức của hệ thống quản lý nhà nước về môi trường. Chú trọng nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nưc về bảo vệ môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã.

4. Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường, tập trung giải quyết các vấn đề môi trường khu vực đô thị, lưu vực sông, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, khoanh vùng, xử lý, cải tạo các khu vực bị ô nhiễm môi trường.

5. Sử dụng hp lý, hiệu quả, đúng mục đích nguồn chi sự nghiệp môi trưng. Thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, khuyến khích phát triển các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế nhằm giảm gánh nặng từ nguồn ngân sách nhà nước.

6. Chú trọng áp dụng đổi mới công nghệ sản xut và công nghệ môi trường; hạn chế phát triển mới và giảm dần các hoạt động kinh tế tiêu tốn nhiều năng lượng, tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường.

7. Dự báo và giải quyết các vấn đề môi trường của tỉnh, tiếp cận công nghệ mới và huy động nguồn lực quốc tế cho bảo vệ môi trưng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. S Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch; tổng hp, định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện;

Chủ động phối hp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học;

Phối hp với các sở, ngành, UBND các huyện/thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường hàng năm trên địa bàn tỉnh; sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hàng năm chi cho sự nghiệp môi trường;

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, các mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; tổ chức các đợt kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh;

Nâng cao chất lượng thẩm định đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển; tăng cường kiểm tra sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, bảo đảm các dự án trước khi đi vào hoạt động phải được xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; tăng cường giám sát hoạt động xả thải của các cơ quan, doanh nghiệp có hoạt động xả thải trên địa bàn tỉnh;

Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương phù hp với điều kiện của tỉnh và yêu cầu hội nhập quốc tế, kết hợp thải lượng ô nhiễm và sức chịu tải của môi trường.

2. S Kế hoạch và Đầu tư

[...]