Kế hoạch 206/KH-UBND nâng cao Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) năm 2023 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 206/KH-UBND
Ngày ban hành 01/06/2023
Ngày có hiệu lực 01/06/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Phương
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 206/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 01 tháng 6 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO CHỈ SỐ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI SỰ PHỤC VỤ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC (SIPAS) NĂM 2023 CỦA TỈNH

A. KẾT QUẢ CHỈ SỐ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI SỰ PHỤC VỤ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC (CHỈ SỐ SIPAS) CỦA TỈNH NĂM 2022

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Nội dung, mục đích

Bộ Nội vụ triển khai đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN) theo quy định tại các Quyết định của Bộ Nội vụ: số 876/QĐ-BNV ngày 10/11/2022 về việc phê duyệt Đề án “Xác định chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” giai đoạn 2022 - 2030 và các văn bản triển khai; số 115/QĐ-BNV ngày 24/02/2022 về ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá CCHC và đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030” năm 2022.

Các nội dung, tiêu chí đo lường sự hài lòng của người dân năm 2022 gồm:

- Đo lường nhận định, đánh giá của người dân với 8 tiêu chí: (1) Mức độ quan tâm của người dân đối với các chính sách của cơ quan nhà nước; (2) Kênh thông tin để theo dõi các chính sách của cơ quan nhà nước; (3) Khả năng tham gia góp ý kiến cho cơ quan nhà nước về chính sách; (4) Suy nghĩ về tình trạng công chức gây phiền hà, sách nhiễu; (5) Suy nghĩ về tình trạng người dân phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết; (6) Hình thức nộp hồ sơ, nhận kết quả phù hợp; (7) Hình thức tiếp cận thông tin về chính sách phù hợp; (8) Kinh nghiệm trải nghiệm chính sách, dịch vụ hành chính công.

- Đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của CQHCNN được thực hiện với 02 lĩnh vực:

+ Lĩnh vực “Xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách công quan trọng đối với đời sng của người dân” gồm 04 nhóm tiêu chí: Trách nhiệm giải trình của cơ quan; cơ hội tham gia của người dân vào quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách; chất lượng chính sách; kết quả, tác động của chính sách.

+ Lĩnh vực “Cung ứng dịch vụ hành chính công” gồm 05 nhóm tiêu chí: Tiếp cận dịch vụ; thủ tục hành chính; công chức trực tiếp giải quyết công việc; kết quả dịch vụ; cơ quan nhà nước tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân (đây là 05 tiêu chí trong Bộ chỉ số đánh giá cải cách hành chính của B Nội vụ (PAR INDEX)).

Chỉ số hài lòng chung (Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính) được tính theo công thức là trung bình cộng của 02 chỉ số hài lòng lĩnh vực.

- Đo lường nhu cầu, mong đợi của người dân: gồm 13 tiêu chí phản ánh các khía cạnh quan trọng của việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách và cung ứng dịch vụ hành chính công.

2. Hình thức thu thập thông tin

Bộ Nội vụ thông qua Bưu Điện tỉnh khảo sát trực tiếp người dân về mức độ hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (còn được gọi là Chỉ số SIPAS) thực hiện điều tra người dân là đại diện hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.

Các chỉ số nhận định, đánh giá, hài lòng, mong đợi của người dân năm 2022 được xây dựng dựa trên thông tin, số liệu từ các phiếu khảo sát người dân trên địa bàn tỉnh.

3. Số lượng khảo sát

Năm 2022, tổng số phiếu khảo sát trên địa bàn tỉnh là 486 phiếu, trên 18 thôn, tổ dân phố (27 phiếu/thôn, tổ) thuộc 9 xã, phường, thị trấn của huyện Nam Đông, A Lưới và thành phố Huế (Phụ lục 1 kèm theo)

II. KẾT QUẢ ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI SỰ PHỤC VỤ CỦA CQHCNN NĂM 2022

1. Đo lường nhận định, đánh giá của người dân (Phụ lục 2 kèm theo)

1.1 Mức độ quan tâm của người dân đi với chính sách của cơ quan nhà nước

Đo lường mức độ quan tâm của người dân đối với 8 nhóm chính sách quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Kết quả khảo sát cho thấy: Chính sách về trật tự, an toàn xã hội được người dân quan tâm nhất, với tỷ lệ 99,37%; tiếp đến là các chính sách về điện, nước sinh hoạt, giao thông đường bộ, an sinh, xã hội, khám, chữa bệnh, giáo dục phổ thông...và cuối cùng là chính sách về phát triển kinh tế với 96,69%.

1.2 Các kênh thông tin người dân sử dụng đ theo dõi chính sách của cơ quan nhà nước

Người dân theo dõi các chính sách qua các kênh thông tin khác nhau, trong đó qua họp, sinh hoạt, thông báo tại khu dân cư là kênh được người dân sử dụng nhiều nhất, với 47,93%. Các kênh thông tin qua phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo, tivi); qua mạng internet được người dân sử dụng nhiều sau thông tin cơ sở với số người sử dụng là 46,68% và 34,23%. Người dân chưa sử dụng nhiều hệ thống loa phát thanh xã và cơ quan nhà nước, công chức, người thân, bạn bè... để theo dõi chính sách. Do đó, cơ quan chính quyền địa phương cần tăng cường thiết kế, tổ chức thực hiện các chương trình, chuyên mục cung cấp thông tin, giải thích chính sách trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo phù hợp, thuận tiện hiệu quả với người dân thuộc mọi thành phần.

1.3 Khả năng tham gia ý kiến góp ý chính sách đối với cơ quan nhà nước: Qua khảo sát cho thấy, người dân sẵn lòng tham gia ý kiến góp ý đối với chính sách của tỉnh. Qua khảo sát toàn tỉnh, có: 45,15% sẵn sàng tham gia ý kiến góp ý chính sách nếu được biết thông tin; 31,75% sẵn sàng tham gia nếu được tạo điều kiện thuận tiện; 27,22% khẳng định chắc chắn sẽ tham gia vì bản thân họ mong muốn. Chỉ có 6,6% người dân nói rằng không thể tham gia vì họ không có thông tin và 3,71 % người dân khẳng định không tham gia vì không muốn

1.4 Tình trạng tiêu cực trong giải quyết công việc cho người dân: Có 79,38% người dân được khảo sát cho rằng không có tình trạng công chức gây phiền hà, sách nhiễu; 19,18% cho rằng vẫn có tình trạng một số ít công chức gây phiền hà sách nhiễu và 1,44% cho rằng có nhiều công chức gây phiền hà, sách nhiễu. Có 80,51% người dân được khảo sát cho rng không xảy ra tình trạng người dân phải chi tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết; 16,95% cho rằng tình trạng một số người dân phải trả tiền này và 2,54% cho rằng có nhiều người dân phải trả tiền này. Như vậy, theo đánh giá người dân, vẫn còn số ít công chức gây phiền hà, sách nhiễu trong giải quyết công việc cho người dân và người dân phải chi tiền ngoài quy định cho công chức.

1.5 Mức độ phù hợp của các hình thức giải quyết TTHC, hình thức cung cấp thông tin cho người dân

Tìm hiểu mức độ phù hợp của các hình thức trực tiếp và hình thức trực tuyến trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp thông tin cho người dân. 62,63% người dân được khảo sát lựa chọn hình thức giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp là phù hợp với bản thân; 32,36% lựa chọn hình thức kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến và chỉ có 5,01% lựa chọn hình thức trực tuyến. Tỷ lệ người dân lựa chọn hình thức cung cấp thông tin về chính sách cũng tương đồng, với tỷ lệ 52,72% lựa chọn hình thức cung cấp thông tin trực tiếp; 39,12% chọn hình thức kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến và chỉ 8,16% chọn hình thức trực tuyến.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ