Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2022-2025" do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Số hiệu 201/KH-UBND
Ngày ban hành 12/08/2022
Ngày có hiệu lực 12/08/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Vũ Chí Giang
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 201/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 12 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “BẢO VỆ VÀ HỖ TRỢ TRẺ EM TƯƠNG TÁC LÀNH MẠNH, SÁNG TẠO TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG GIAI ĐOẠN 2022-2025”

Thực hiện Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2022- 2025” với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nhm triển khai thực hiện có hiệu quQuyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền và người dân trong việc bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

2. Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong công tác phối hợp triển khai thực hiện nhiệm vụ; kịp thời hướng dẫn, đôn đốc, tháo gvướng mắc cho các đơn vị.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em khi trẻ em tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động trên môi trường mạng và ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật.

b) Trang bị kiến thức, kỹ năng số cho trẻ em theo từng độ tuổi để biết tự bảo vệ mình và biết cách tương tác an toàn trên môi trường mạng, trong đó gồm: Sử dụng mạng lành mạnh, an toàn; tự bảo vệ mình khi tham gia tương tác trên môi trường mạng và cách thức nhận diện, thông báo, tố giác hành vi, vụ việc xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

c) Truyền thông đến toàn xã hội, tập trung vào các đối tượng là cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trvề kiến thức, knăng hỗ trợ, định hướng trẻ em tương tác an toàn, lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

d) Thực hiện các giải pháp chủ động phòng ngừa, phát hiện các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng; bảo đm các điều kiện cần thiết để trẻ em được tham gia an toàn, lành mạnh trên môi trường mạng và có các giải pháp hỗ trợ phù hợp để trẻ phục hồi khi chịu tác động tiêu cực từ môi trường mạng.

đ) Phổ cập Hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng của Việt Nam trên môi trường mạng đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí của trẻ em trên môi trường mạng.

2. Mục tiêu cụ thể

a) 100% các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các cơ sở bảo vệ, nuôi dưng trẻ em định kỳ tổ chức chương trình tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn.

b) 100% trẻ em là nạn nhân bị xâm hại trên môi trường mạng được hỗ trợ, can thiệp khi có yêu cầu từ bn thân trẻ em hoặc từ người thân, cộng đồng xã hội.

c) Phấn đấu 100% tổ chức, cá nhân khi bị tố giác, phát hiện vi phạm quy định pháp luật đối với trẻ em trên môi trường mạng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Rà soát, tham gia ý kiến vào dự thảo các văn bản hoàn thiện chính sách, pháp luật; ban hành văn bản hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến kỹ năng về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên môi trường mạng

a) Triển khai đầy đủ các quy định, cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh về bảo vệ, giáo dục và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên môi trường mạng, trong đó lấy trẻ em làm trung tâm.

b) Ban hành văn bản hướng dẫn các cơ quan báo chí địa phương, phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử của tnh và các sở, ngành, địa phương, các trang tin điện tử của các đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh tuyên truyền về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên môi trường mạng.

c) Ban hành các văn bản phổ biến knăng, khuyến cáo về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên môi trường mạng đến các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

d) Thẩm định cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh có nội dung tuyên truyền về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

đ) Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chế tài nghiêm minh đối với các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

e) Đề xuất cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, ứng dụng và nội dung hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

2. Giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng

a) Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức ở quy mô toàn tỉnh; đổi mới cách thức, nội dung công tác truyền thông theo hướng gần gũi, sinh động để thu hút trẻ, thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, qua mạng Internet và mạng xã hội. Tăng cường truyền thông trên kênh truyền hình của tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở về số điện thoại đường dây nóng Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) tiếp nhận thông tin báo cáo xâm hại trẻ em và địa chỉ liên hệ của cơ s bo trợ xã hội, đơn vị bảo vệ chăm sóc trẻ em, các tổ chức tư vấn...

[...]